(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, các cấp hội LHPN huyện Quan Sơn đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế đạt hiệu quả. Tại xã Tam Thanh, 2 mô hình kinh tế tập thể chăn nuôi bò do phụ nữ làm chủ đã phát huy hiệu quả. Tổ chức hội còn tập hợp, vận động chị em tham gia bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới.

Mô hình kinh tế tập thể của phụ nữ Tam Thanh

Những năm qua, các cấp hội LHPN huyện Quan Sơn đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế đạt hiệu quả. Tại xã Tam Thanh, 2 mô hình kinh tế tập thể chăn nuôi bò do phụ nữ làm chủ đã phát huy hiệu quả. Tổ chức hội còn tập hợp, vận động chị em tham gia bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới.

Mô hình kinh tế tập thể của phụ nữ Tam Thanh

Chị Lương Thị Chi, thành viên THT chăn nuôi bò sinh sản bản Pa, Cha Lung, xã Tam Thanh chăm sóc đàn bò của gia đình.

Năm 2018, hộ chị Lương Thị Chi, bản Pa, xã Tam Thanh là thành viên tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò sinh sản bản Pa, Cha Lung được hỗ trợ con bê cái sinh sản, đến nay, gia đình chị đã có tổng đàn 7 con. Đây là nỗ lực cố gắng của gia đình chị suốt 7 năm qua. Chị Chi chia sẻ: “Tôi rất biết ơn sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và tổ chức hội đã định hướng, giúp gia đình tôi phát triển chăn nuôi phù hợp với tập quán và điều kiện của gia đình. Hiện nay, gia đình tôi đã nhân đàn và trả được số vốn ban đầu”.

Hộ chị Vi Thị Tiện, bản Na Ấu, thành viên THT chăn nuôi bò sinh sản Thành Công, chia sẻ: Từ chỗ không có bò nuôi, chúng tôi được hỗ trợ vốn, tập huấn chăn nuôi, làm chuồng trại, cùng hỗ trợ nhau trong quá trình chăm sóc bò. Do đó, chúng tôi đã biết cách chăn nuôi bò tốt, phòng chống được dịch bệnh nên không bị thiệt hại con giống mà còn phát triển được đàn, trả được nợ. Hiện gia đình tôi có 4 con bò. Đây là nguồn thu nhập chính giúp gia đình tôi bớt khó khăn.

Đây là 2 trong số hơn 100 thành viên của 2 THT chăn nuôi bò tại bản Pa, bản Cha Lung và THT chăn nuôi bò sinh sản Thành Công. Các thành viên của các THT đều duy trì, phát triển mô hình rất tốt, nhà nào cũng có bò để nuôi và bán làm nguồn thu nhập chính.

Được sự quan tâm của hội LHPN cấp trên, THT chăn nuôi bò tại bản Pa, bản Cha Lung được thành lập từ tháng 8/2018 với 20 thành viên. Các thành viên được vay không lãi tổng số tiền 290 triệu đồng, bình quân mỗi hội viên vay 14,5 triệu đồng để mua 1 con bò giống (các hộ đối ứng thêm vốn mua con bò theo nguyện vọng của gia đình), đồng thời ký cam kết khi bò sinh sản được 3 con trở lên mới được bán hoặc chuyển giao cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khác. Mỗi năm thành viên phải hoàn lại 30% vốn vay. Sau 3 năm sẽ hoàn trả đủ vốn vay ban đầu để hội có nguồn vốn chuyển giao tiếp cho thành viên khác.

Với quy chế hoạt động trên, chỉ sau 1 năm, các hộ chăm sóc tốt nên đàn bò đã sinh sản bê con. Qua hơn 7 năm thực hiện, THT chăn nuôi bò tại bản Pa, bản Cha Lung đã thu hồi vốn được 6 đợt và tiếp tục cho nhiều hộ khác vay vốn. Đến nay THT đã trao 115 con, tổng số hội viên tham gia tăng lên 62 hộ. Các hộ đã bán được 20 con bò để chi phí sinh hoạt, tái đầu tư chăn nuôi. Hiện tổng đàn còn 95 con. Năm 2025, THT dự kiến thu hồi 150 triệu và tiếp tục trao cho 10 hộ khác.

Tiếp tục hỗ trợ hội viên, phụ nữ vùng giáp biên còn nhiều khó khăn phát triển kinh tế, sớm thoát nghèo, tháng 7/2020 Hội LHPN huyện Quan Sơn tiếp tục chỉ đạo Hội LHPN xã Tam Thanh thành lập mô hình THT chăn nuôi bò sinh sản Thành Công gồm 42 thành viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo của 6 bản (bản Pa, Cha Lung, Phe, Na Ấu, Bôn, Kham). Đây là mô hình do Hội LHPN tỉnh xây dựng đề xuất dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. THT được hỗ trợ 400 triệu đồng, trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ, hộ cận nghèo được hỗ trợ 8 triệu đồng/hộ. Các thành viên đối ứng thêm vốn hơn 191 triệu đồng để mua được con bò đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của từng hộ.

Sau khi thành lập, ban điều hành THT có nhiệm vụ phối hợp với cán bộ thú y hướng dẫn và giám sát quá trình chăm sóc, tiêm phòng dịch bệnh, hướng dẫn hội viên trồng cỏ voi đảm bảo nguồn thức ăn; thành viên lập sổ theo dõi, quản lý nguồn kinh phí hỗ trợ, con giống; THT họp định kỳ 3 tháng/1 lần để trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh...

Chị Hà Thị Hà, Chủ tịch Hội LHPN xã Tam Thanh, cho biết: Được sự quan tâm của hội phụ nữ các cấp trên, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương, cả 2 THT đều hoạt động rất hiệu quả. Các THT phát triển được 104 thành viên và 162 con bò, ước tính trị giá hơn 2,1 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên và lao động thời vụ cho nhiều lao động. Các hộ đã xuất bán 25 con trị giá 300 triệu đồng và đã có 13 hộ thoát nghèo. THT đã phát huy hiệu quả lan tỏa trong phong trào hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế giúp nhau thoát nghèo, động viên nhau bảo vệ, giữ vững đường biên, mốc giới của Tổ quốc.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]