“May áo” cho sản phẩm OCOP
Để mỗi sản phẩm có sức cạnh tranh, vị thế trên thị trường không chỉ cần có chất lượng tốt, mà còn cần đến mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu. Bởi vậy, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư “may áo mới” cho sản phẩm.
Công ty TNHH Vận tải Hoàn Ngọc, phường Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn) luôn chú trọng thiết kế, nâng cấp mẫu mã, bao bì cho các sản phẩm OCOP.
2 sản phẩm OCOP được công nhận năm 2023 là “Rượu dâu Ngọc Hoàn” và “Nước cốt hoa quả Ngọc Hoàn” của Công ty TNHH Vận tải Hoàn Ngọc, phường Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn) đã dần có chỗ đứng trên thị trường không chỉ bởi chất lượng sản phẩm mà còn vì mẫu mã, bao bì tinh tế, sang trọng. Bà Lê Thị Ngọc, đại diện công ty, khẳng định: "Với một khách hàng chưa biết gì về công ty, về chất lượng sản phẩm thì bao bì, nhãn mác bao giờ cũng là điểm tiếp cận, thu hút khách hàng đầu tiên. Nhãn mác của sản phẩm không chỉ cung cấp những thông tin cơ bản về sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định lựa chọn và mua hàng. Do đó, việc thiết kế bao bì, nhãn mác luôn được công ty xác định là khâu quan trọng".
Từ nhận thức đó, trong quá trình xây dựng 2 sản phẩm, Công ty TNHH Vận tải Hoàn Ngọc đã lựa chọn kiểu dáng, chất liệu chai, lọ đựng; thiết kế logo, bao bì, vỏ hộp sao cho bắt mắt, sang trọng và thể hiện được những vấn đề cốt lõi của sản phẩm, như: nguyên liệu, thành phần, nhà sản xuất... Với sự chỉn chu từ hình thức đến chất lượng, các sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ tiêu thụ tốt ở thị trường trong tỉnh mà còn vươn ra một số tỉnh, thành phố khác như TP Hà Nội, TP Hải Phòng, Nghệ An...
Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy, việc đầu tư mẫu mã, bao bì nhãn mác cho các sản phẩm OCOP trước và sau khi được công nhận đòi hỏi nguồn lực khá lớn mà không phải đơn vị, cơ sở sản xuất nào cũng có thể làm được. Ông Lê Văn Dương, chủ cơ sở sản xuất miến gạo Dương Vân, thôn Hạ Vũ 1, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa), cho biết: "Miến gạo Dương Vân vốn là sản phẩm có tên tuổi từ hàng chục năm nay tại địa phương. Sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023, sức tiêu thụ càng mạnh hơn, mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 3 tạ gạo mới đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường trong tỉnh. Từ khi bắt đầu sản xuất, chúng tôi chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Sau này, để thuận tiện cho việc tiêu thụ, tôi cũng thiết kế, in bao bì sản phẩm ở dạng đơn giản, chỉ mang tính chất thông tin về sản phẩm và cơ sở sản xuất. Đến khi tham gia Chương trình OCOP, tôi mới biết rằng, bao bì, nhãn mác cũng cần được quan tâm để sản phẩm của mình hoàn thiện hơn”.
Được biết, ngay sau khi được công nhận OCOP, cơ sở sản xuất miến gạo Dương Vân đã đầu tư gần 100 triệu đồng để thiết kế tem nhãn, bao bì đa dạng, tiện dụng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng từ sử dụng đến làm quà biếu, tặng. Nhờ đó, giữa hàng chục loại sản phẩm miến gạo đang lưu hành trên thị trường, khách hàng vẫn có thể nhận diện và lựa chọn được sản phẩm mang nhãn hiệu Dương Vân.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 508 sản phẩm OCOP, phần lớn các sản phẩm được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, tin dùng. Trong đó đa phần các chủ thể sản xuất đều cho rằng, mẫu mã, bao bì, tem nhãn của sản phẩm mới là yếu tố quyết định sự lựa chọn, tin dùng của khách hàng trước tiên. Do đó, trước và sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, các chủ thể sản xuất luôn chú trọng đầu tư nguồn lực để thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm đẹp, hiện đại, tiện dụng để thu hút khách hàng.
Bà Nguyễn Thị Vân, Giám đốc HTX Đầu tư và Sản xuất nông nghiệp Vinaco, một trong những đơn vị hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh cho biết: Mặc dù được tuyên truyền về tính ưu việt của mẫu mã, nhãn mác đối với việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tiếp cận khách hàng. Song, đây là công đoạn đòi hỏi sự sáng tạo, tinh tế mà không phải chủ thể nào cũng làm được. Do đó, có không ít sản phẩm OCOP của tỉnh đang khoác những “chiếc áo” na ná, tương đồng với nhau. Điều này không chỉ làm giảm sức hút của chính bản thân sản phẩm mà còn vô hình dung kéo lùi sức cạnh tranh của hệ thống sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các sản phẩm OCOP, tại Nghị quyết 185/2021/NQ-HĐND, ngày 10/12/2021 về việc ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025 đã quy định hỗ trợ một lần, với mức 75 triệu đồng/sản phẩm để hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền; thiết kế mẫu mã, mua bao bì, nhãn mác hàng hóa, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Ngoài ra, hằng năm, các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh cũng tổ chức tập huấn, hướng dẫn các chủ thể xây dựng bao bì, nhãn mác để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, tổ chức nhiều đợt xúc tiến thương mại, để các chủ thể có cơ hội tiếp xúc, học hỏi, tham khảo các sản phẩm OCOP của các đơn vị trong, ngoài tỉnh nhất là những sản phẩm cùng nhóm. Sự trợ lực tích cực từ Nhà nước chính là điều kiện để các chủ thể bổ sung, nâng cấp mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm của đơn vị mình; góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cũng như tăng sức hút đối với người tiêu dùng, từng bước tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Bài và ảnh: Lê Hòa
{name} - {time}
-
2024-12-14 14:20:00
Còn nhiều dư địa cải cách môi trường đầu tư kinh doanh từ cấp cơ sở
-
2024-12-13 15:47:00
Tiếp tục định hướng phát triển năng lượng tái tạo
-
2024-07-25 07:26:00
Doanh nghiệp Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số
Thị xã Bỉm Sơn thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Xi măng Long Sơn hướng tới chinh phục thị trường khó tính
Công ty TNHH Quản lý Tài sản DaiWa chính thức có mặt trên thị trường Việt Nam
Hội thảo: “An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”
Doanh nghiệp tập trung khai thác thị trường nội địa
Thuế Quang Huy: Đối tác kế toán tin cậy cho doanh nghiệp của bạn
Gia nhập VINASME, 3S GROUP sở hữu VNtre.vn và Job3s.vn vươn mình phát triển
Đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp khi chuyển đổi số
Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa: Chủ động vượt qua khó khăn, cung cấp nước sạch an toàn, chất lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà