(Baothanhhoa.vn) - Dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lan rộng đã khiến cho không ít làng nghề truyền thống rơi vào cảnh lao đao. Để tồn tại và phát triển, nhiều làng nghề đã biến thách thức thành cơ hội, tìm hướng đi mới cho sản phẩm truyền thống của mình.

Làng nghề nỗ lực vượt qua đại dịch COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lan rộng đã khiến cho không ít làng nghề truyền thống rơi vào cảnh lao đao. Để tồn tại và phát triển, nhiều làng nghề đã biến thách thức thành cơ hội, tìm hướng đi mới cho sản phẩm truyền thống của mình.

Làng nghề nỗ lực vượt qua đại dịch COVID-19Sản phẩm của làng nghề đúc đồng Trà Đông làm ra khá tinh xảo, đẹp mắt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Những ngày này, làng nghề đúc đồng truyền thống làng Chè (Trà Đông), xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), nhộn nhịp hơn hẳn. Bởi hầu hết, các cơ sở sản xuất đều đang tích cực chuẩn bị sản phẩm để tham gia trưng bày triển lãm kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu. Tìm đến nhà Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Bá Châu, Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Đông Sơn Chè Đông, một trong những người đã góp phần rất lớn vào việc khôi phục, truyền lửa và phát huy giá trị nghề đúc đồng truyền thống của địa phương đúng thời điểm không khí lao động diễn ra khẩn trương. Nghệ nhân Châu cho biết: Làng nghề đúc đồng Trà Đông vốn có từ rất lâu đời, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, có lúc tưởng chừng như “lửa nghề” đã tắt. Thế nhưng, bằng bàn tay, khối óc sáng tạo của các nghệ nhân, người thợ làm nghề đã dần dần khôi phục và phát triển lại nghề truyền thống của quê hương. Đặc biệt, với việc linh hoạt, sáng tạo thường xuyên nắm bắt nhu cầu ngày càng cao của thị trường để cải tiến mẫu mã, chất lượng nên sản phẩm của làng nghề được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Nếu như trước đây cơ sở của gia đình ông chỉ sản xuất các đồ thờ cúng thì nay đã sản xuất thêm các mặt hàng như các loại tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, tranh tứ quý, bình hoa, các bộ đồ trà, các bộ đồ thờ, tranh chạm khảm... đòi hỏi kỹ thuật, mỹ nghệ cao. Bên cạnh đó, công ty cũng tích cực quảng bá sản phẩm trên website, mạng xã hội và đưa lên sàn thương mại điện tử để bán hàng. Nhờ đó, mặc dù hai năm nay ảnh hưởng của dịch COVID-19, song số lượng hàng hóa xuất đi không bị giảm. Bình quân mỗi năm công ty xuất bán khoảng 40 tấn sản phẩm cả trong và ngoài nước, với tổng doanh thu chưa trừ chi phí khoảng 20 tỷ đồng, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Xã Thiệu Trung hiện đang duy trì 25 lò đúc đồng lớn, 4 công ty sản xuất, kinh doanh đúc đồng. Đứng trước những khó khăn do dịch bệnh đem đến, các cơ sở sản xuất trên địa bàn xã đã động viên nhau ổn định tư tưởng, duy trì sản xuất để giữ vững mặt hàng. Đây cũng là giai đoạn để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất rà soát lại quy trình, vừa ổn định sản xuất, vừa nghiên cứu các mẫu mã mới phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đặc biệt, với ưu thế nghề đúc đồng ở đây làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, để làm được một sản phẩm đúc đồng đạt tiêu chuẩn các nghệ nhân phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp bao gồm cách làm khuôn, pha chế hợp chất, nấu đồng, đúc sản phẩm. Mỗi chi tiết đòi hỏi người thợ phải chú tâm, chau chuốt và cực kỳ tỉ mẫn. Bởi vậy, sản phẩm làm ra luôn được khách hàng ưa chuộng. Cũng nhờ đó, suốt 2 năm qua mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, song các cơ sở sản xuất vẫn hoạt động bình thường, hàng hóa vẫn xuất đi trong và ngoài nước với số lượng lớn, mang về tổng thu nhập cho địa phương khoảng 200 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Thời gian tới, để làng nghề tiếp tục phát triển, xã đang định hướng sẽ tiếp tục vận động các cơ sở sản xuất áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến, cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời khuyến khích các hộ làm nghề tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất. Cùng với đó, là tăng cường quảng bá sản phẩm của địa phương để phát triển du lịch, phối kết hợp tổng thể giữa sản phẩm với du lịch, trải nghiệm...

Tại làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh, xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) hiện có khoảng 500 hộ, với 1.500 lao động tham gia làm nghề mây tre đan. Đây là nghề chính mang lại thu nhập và giúp nhiều gia đình cải thiện cuộc sống. Nếu như trước đây người lao động có thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng (tùy tay nghề) thì 2 năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, có lúc làng nghề rơi vào cảnh lao đao khi nguyên liệu không có, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, dẫn đến thu nhập của người làm nghề bị giảm mạnh. Khó khăn là vậy nhưng các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong xã vẫn hàng ngày nỗ lực để duy trì sản xuất, kinh doanh và không ngừng tạo ra các sản phẩm mới với chất lượng ngày càng cao hơn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tìm đến Công ty TNHH Nghĩa Đồng, một trong những công ty lớn chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng mây tre đan trong xã, ông Lê Văn Đồng, giám đốc công ty cho biết: Nghề mây tre đan ở Hoằng Thịnh có từ hàng trăm năm trước và được truyền qua nhiều thế hệ, nên gắn bó với người dân nơi đây. Nhiều người dân có thể tranh thủ mọi thời gian rảnh rỗi để đan lát, tạo nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp mắt. Cũng bởi đã có thương hiệu nên sản phẩm mây tre đan của người dân làm ra được thị trường đón nhận, không chỉ tiêu thụ mạnh trong nước mà xuất ra nước ngoài. Hai năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều lúc hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. Để vượt qua đại dịch các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã tập trung nghiên cứu, đưa ra thị trường nhiều mẫu mã mới, phong phú, đa dạng. Ngoài sản xuất những đồ dùng thông dụng trong cuộc sống hàng ngày như đĩa, khay, túi xách, rổ, rá, chúng tôi còn sáng tạo ra những sản phẩm mang tính mỹ thuật cao như bình hoa, đồ trang trí nội thất... Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, kết nối với khách hàng. Nhờ đó, đến nay hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất ở địa phương đã ổn định trở lại, sản phẩm được xuất đi khắp trong và ngoài nước, thu nhập của người làm nghề được nâng cao.

Có thể thấy dịch bệnh COVID-19 xảy ra đã tác động lên hầu hết các làng nghề, dẫn đến sức mua giảm, kéo theo sự giảm mạnh về doanh thu. Thực trạng này đòi hỏi các làng nghề phải đổi mới phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình, đồng thời, cải thiện mẫu mã, chất lượng. Bởi vậy, không chỉ có làng nghề đúc động Trà Đông, mây tre đan Hoằng Thịnh mà nhiều làng nghề khác như: bánh gai Tứ Trụ, xã Thọ Diên (Thọ Xuân), nghề rèn Tiến Lộc, xã Tiến Lộc (Hậu Lộc), nghề mộc Đạt Tài, xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa), bánh đa làng Chòm, xã Tân Châu (Thiệu Hóa)... với những cách làm linh hoạt, sáng tạo đều đang nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức do dịch COVID-19 đem đến. Thời gian tới, để các làng nghề truyền thống trên địa bàn phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho lao động nông thôn, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đang quyết liệt thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển làng nghề. Duy trì, mở rộng sản xuất tại các làng nghề hiện có và xây dựng, phát triển thêm các làng nghề mới. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của làng nghề, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm...

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]