(Baothanhhoa.vn) - Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra chiều 8/7, đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã trình bày báo cáo kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến năm 2023.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII: Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT

Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra chiều 8/7, đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã trình bày báo cáo kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến năm 2023.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII: Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh trình bày Báo cáo.

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Tình hình chung

Trên địa bàn tỉnh hiện có 14/22 nhóm ngành, nghề với tổng số 3.845 cơ sở kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT. Trong đó nhóm các cơ sở có số lượng lớn tập trung chủ yếu tại các ngành, nghề: Kinh doanh dịch vụ lưu trú: 1.329 cơ sở (chiếm 34,56%); Kinh doanh khí: 1.127 cơ sở (chiếm 29,31%); Kinh doanh dịch vụ karaoke: 687 cơ sở (chiếm 17,88%); Kinh doanh dịch vụ cầm đồ: 381 cơ sở (chiếm 9,91%); Kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: 163 cơ sở (chiếm 4,24%); Kinh doanh dịch vụ xoa bóp: 69 cơ sở (chiếm 1,79%); Kinh doanh dịch vụ bảo vệ: 39 cơ sở (chiếm 1,01%)...

Theo phân cấp, Cục C06 Bộ Công an quản lý 6 cơ sở, với 2 loại hình ngành nghề kinh doanh, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh (PC06) quản lý 618 cơ sở, với 13 loại hình kinh doanh, chiếm 16,1%, Công an cấp huyện quản lý 1.636 cơ sở, với 6 loại hình kinh doanh chiếm 42,6%, Công an cấp xã quản lý 1.585 cơ sở, với 2 loại hình kinh doanh chiếm 41,3%.

2. Việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh

Trong thời gian qua, đa số các cơ sở hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT đã có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, số ít cơ sở kinh doanh ở một số nhóm ngành nghề luôn tiềm ẩn yếu tố phức tạp về ANTT, làm phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật, cụ thể như:

Kinh doanh dịch vụ lưu trú: Có nhiều khả năng, điều kiện thuận lợi để tội phạm lợi dụng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, hoạt động mại dâm, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng... là nơi ẩn náu của các đối tượng bị truy nã, truy tìm, lẩn trốn sau khi phạm tội.

Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường: Sau một thời gian dừng hoạt động để khắc phục các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phần lớn các cơ sở karaoke đã hoạt động trở lại, tuy nhiên luôn tiềm ẩn nguy cơ tội phạm lợi dụng các cơ sở karaoke, vũ trường để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, môi giới mại dâm, mua bán người, gây rối trật tự công cộng, kinh doanh khí cười, bán hàng giả, hàng kém chất lượng...

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII: Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT

Các đại biểu dự kỳ họp.

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ tiềm ẩn nguy cơ lớn để tội phạm lợi dụng hoạt động “tín dụng đen”, “chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, “đòi nợ thuê”, “cố ý gây thương tích”, “gây rối trật tự công cộng”...

Kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật như: Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhưng chưa được cấp giấy phép sử dụng; mua bán, chế tạo trái phép vật liệu nổ công nghiệp; để mất vật liệu nổ công nghiệp; khai thác vượt quá công suất; khai thác ngoài phạm vi mốc giới...

Kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage) hoạt động chủ yếu là xoa bóp, bấm huyệt truyền thống, vật lý trị liệu thông thường, tuy nhiên một số cơ sở đã lợi dụng việc kinh doanh massage để hoạt động biến tướng sang các dịch vụ mại dâm, phức tạp về tệ nạn xã hội.

Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là ngành, nghề thường được đăng ký dưới hình thức kinh doanh dịch vụ Spa, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, viện thẩm mỹ, chăm sóc da, nhưng thực tế là cung cấp dịch vụ thẩm mỹ “chui” như sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người bằng phẫu thuật, thủ thuật, tiêm, chích, bơm, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác... làm thay đổi nhận dạng của người.

II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

Thực hiện Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 22/9/2016, Nghị định số 56/2023/NĐ-CP ngày 24/7/2023 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, trong thời gian qua Công an tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành địa phương tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngành, nghề đầu tư có điều kiện về ANTT. Đồng thời, trực tiếp ban hành 62 văn bản chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

Công an các huyện, thị xã, thành phố đã kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành và trực tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền để Nhân dân và các cơ sở kinh doanh chấp hành đúng quy định của pháp luật; thực hiện công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ; tham gia giám sát, phòng ngừa tội phạm.

2. Công tác tuyên truyền, tập huấn quy định pháp luật về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT

Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT đến chủ cơ sở kinh doanh và các tầng lớp nhân dân được thực hiện bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú như Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với phòng PX03 xây dựng, đăng tải 73 tin, bài trên trang thông tin điện tử của ngành; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát sóng 15 tin, 5 phóng sự trên chuyên mục “An ninh Thanh Hóa”; mở các lớp tập huấn; lồng ghép nội dung tuyên truyền thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ; tổ chức cho cơ sở kinh doanh ký cam kết chấp hành các quy định, điều kiện về ANTT, tuyên truyền sâu rộng trên hệ thống truyền thanh các xã, phường, thị trấn... Qua đó tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các chủ cơ sở trong quá trình hoạt động kinh doanh đồng thời giúp nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của người dân trong phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm liên quan đến ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII: Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT

Các đại biểu dự kỳ họp.

Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh và Công an các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ chiến sỹ trực tiếp quản lý các cơ sở ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, kiểm tra, đôn đốc công an các phường, xã thực hiện.

3. Công tác tiếp nhận, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT

Công tác tiếp nhận, thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT được Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện, cấp xã thực hiện cơ bản bảo đảm đúng quy định về trình tự, thủ tục. Từ năm 2021-2023, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện, xã đã cấp mới 1.150 giấy chứng nhận, cấp đổi 312 giấy chứng nhận, cấp lại 35 giấy chứng nhận; thực hiện thu hồi 288 giấy chứng nhận, trong đó: có thời hạn 167 giấy chứng nhận, không thời hạn 121 giấy chứng nhận. Việc thực hiện chế độ hậu kiểm đối với các cơ sở kinh doanh sau khi cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận bảo đảm đúng thời gian theo quy định.

4. Công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về ANTT

Công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT được chú trọng. Hằng năm đã tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chủ cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT. Việc thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu, kiểm tra xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT được thực hiện thống nhất, bảo đảm theo quy định.

Giai đoạn 2021 - 2023, công tác thanh tra, kiểm tra về PCCC đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT được tập trung chỉ đạo, đã tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất 13.437 lượt cơ sở (năm 2021: 3.561 lượt cơ sở; năm 2022: 4.719 lượt cơ sở; năm 2023: 5.157 lượt cơ sở); kiến nghị khắc phục 26.282 tồn tại, thiếu sót về PCCC; lập 1.184 biên bản vi phạm hành chính; xử phạt vi phạm hành chính 1.184 trường hợp, với tổng số tiền trên 3,5 tỷ đồng; tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động 25 trường hợp. Trong kỳ giám sát trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ cháy tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về ANTT được tiến hành thường xuyên. Giai đoạn 2021- 2023, Công an tỉnh đã thực hiện 7 cuộc kiểm tra đối với 9.152 lượt cơ sở, trong đó có 2.157 cơ sở vi phạm (năm 2021: 559 cơ sở; năm 2022: 724 cơ sở; năm 2023: 874 cơ sở), với số tiền là 10,9 tỷ đồng, thu hồi 82 giấy phép kinh doanh. Qua công tác kiểm tra cho thấy, các vi phạm trong cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT vẫn còn nhiều, chủ yếu trong các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú, karaoke, dịch vụ cầm đồ, kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tập trung ở các địa bàn: thành phố Thanh Hoá, Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, huyện Triệu Sơn, Yên Định,... Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cầm đồ, năm 2023, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo đồng loạt ra quân, thành lập 735 tổ công tác (huy động 2.395 cán bộ chiến sỹ) tổng kiểm tra đối với 723/735 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ; xử lý vi phạm 388 cơ sở, phạt tiền hơn 2,7 tỉ đồng; khởi tố 18 vụ, 29 đối tượng phạm pháp hình sự liên quan đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Kết quả trên được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao, Nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần giữ ổn định tình hình ANTT trên địa bàn tỉnh.

Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã tiếp nhận, thụ lý, giải quyết 190 tin báo, tố giác về tội phạm, trong đó: khởi tố điều tra 111 vụ án; chuyển xử lý hành chính 55 vụ (không xử lý 24 tin do xác minh không có vi phạm). Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, kinh tế, hình sự, phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ phạm pháp hình sự xảy ra tại các cơ sở kinh doanh. Giai đoạn 2021 - 2023, cơ quan Điều tra đã khởi tố hình sự 209 vụ/581 đối tượng tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT.

Bên cạnh đó, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền khắc phục những sơ hở trong công tác quản lý nhà nước đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT; đồng thời tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp.

6. Công tác phối hợp của các ngành trong quản lý nhà nước về ANTT đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Các ngành chức năng đã tăng cường phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 10/2024/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 về Quy chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; Công an tỉnh và Sở Y tế đã ban hành quy chế phối hợp trong công tác bảo đảm ANTT lĩnh vực y tế. Công an tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp huyện về công tác kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.... qua đó giúp mang lại hiệu quả tích cực trong phòng ngừa, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên lĩnh vực ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về ANTT.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII: Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT

Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT tại Công an tỉnh từ năm 2021 đến năm 2023 (tháng 5/2024). Ảnh Tư liệu.

III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế

- Công tác quán triệt, triển khai, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị còn chậm, hiệu quả chưa cao. Công tác tham mưu của Công an và các ngành chức năng cấp huyện cho cấp ủy, chính quyền địa phương để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT ở một số địa bàn còn hạn chế.

- Việc quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT, nhất là các kinh doanh dịch vụ cầm đồ, karaoke, thẩm mỹ, xoa bóp... ở một số địa phương chưa chặt chẽ, vẫn để xảy ra tình trạng các cơ sở hoạt động biến tướng, trá hình, vi phạm pháp luật và phát sinh các tệ nạn xã hội, gây mất ANTT trên địa bàn, thậm chí phải xử lý hình sự. Vẫn còn một số cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, karaoke... trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, Hoằng Hoá, Bá Thước... chưa được cơ quan Công an cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT nhưng vẫn hoạt động bình thường. Một số lĩnh vực quản lý còn hạn chế như: Để một số cơ sở hoạt động dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ “chui” chưa được xử lý triệt để; chưa có giải pháp quản lý hiệu quả đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ vũ trường, biểu diễn nghệ thuật, văn hoá công cộng tự phát; nhiều cơ sở hoạt động không đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh...

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có lúc, có nơi chưa quyết liệt, kết quả xử lý vi phạm chưa tương xứng với hành vi vi phạm, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Một số đơn vị hiệu quả thanh tra thấp, thanh tra, kiểm tra nhiều nhưng không chỉ ra sai phạm cụ thể và kiến nghị xử lý. Công tác kiểm soát các điều kiện về an toàn của một số dịch vụ kinh doanh có nguy cơ cháy nổ cao như kinh doanh vật liệu nổ, khí, lưu trú tập trung đông người, karaoke, vũ trường ở một số địa bàn chưa tốt, tiềm ẩn phức tạp về ANTT.

- Công tác phối hợp giữa lực lượng Công an và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong việc trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý chưa thường xuyên, chặt chẽ.

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân khách quan

- Quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về ANTT còn có những bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Một số loại hình kinh doanh có hình thức hoạt động biến tướng và tính chất hoạt động giống như ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT diễn biến phức tạp nhưng chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể trong công tác quản lý.

- Đặc thù môi trường hoạt động của các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT là nơi tiềm ẩn phức tạp về ANTT, số lượng các cơ sở hiện có trên địa bàn tỉnh lớn, trong khi các hành vi vi phạm pháp luật ngày càng tinh vi, lợi dụng sơ hở của pháp luật, tìm mọi cách để đối phó, trốn tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng; khó phát hiện đấu tranh.

- Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một số cơ sở hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT chưa cao. Một số chủ cơ sở buông lỏng trong công tác quản lý, chỉ quan tâm đến doanh thu và lợi nhuận, vi phạm pháp luật và đạo đức trong hoạt động kinh doanh.

2.2. Nguyên nhân chủ quan

- Cấp ủy, chính quyền địa phương một số nơi chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT, có biểu hiện “khoán trắng cho lực lượng Công an và các ngành chức năng”.

- Với thẩm quyền, trách nhiệm được giao theo quy định nhưng một số lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an cấp huyện, cấp xã chưa chủ động, kịp thời trong chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện các phương án, nhiệm vụ về quản lý ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về ANTT. Chưa phát huy tốt vai trò của quần chúng nhân dân trong cung cấp thông tin, tình hình ANTT, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực này.

- Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý chưa thực sự hiệu quả; việc bố trí cán bộ có nơi chưa hợp lý, năng lực công tác của bộ phận cán bộ quản lý của một số ngành chức năng còn hạn chế.

IV. KIẾN NGHỊ

1. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh

- Tăng cường giám sát công tác quản lý nhà nước theo chức năng của từng ngành và việc chấp hành pháp luật đối với công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.

- Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, bổ sung một số loại hình kinh doanh có phương thức hoạt động tương tự như các loại hình ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về ANTT như nhóm ngành nghề kinh doanh dịch vụ tài chính, bar, pub, club, kinh doanh phòng trà Bolero, hát cho nhau nghe, cà phê nhạc sống... vào danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT để theo dõi, quản lý. Quy định chặt chẽ, chi tiết về các điều kiện thành lập, hoạt động và chế tài xử lý đủ mạnh đối với các nhóm ngành nghề dễ phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật...

2. Đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh

- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2026; Nghị định số 56/2023/NĐ-CP ngày 24/7/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT.

- Tăng cường chỉ đạo các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước. Cần sớm ban hành Quy chế phối hợp quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành để tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT biết và chấp hành đúng quy định của pháp luật.

3. Công an tỉnh

- Chủ động tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh các giải pháp triển khai công tác quản lý ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh đảm bảo chặt chẽ, góp phần giữ vững ANTT, phục vụ phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

- Chỉ đạo phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT đi đôi với kiểm soát chặt chẽ từ khâu tiếp nhận hồ sơ để chủ động phòng ngừa vi phạm.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra liên ngành nhằm đánh giá đúng thực chất hoạt động của các ngành, nghề để có những biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả, khắc phục sơ hở mà tội phạm có thể lợi dụng. Kiên quyết xử lý, thu hồi hoặc không cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT đối với các cơ sở kinh doanh không đủ điều kiện về ANTT hoặc có vi phạm pháp luật.

- Kịp thời kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT; kiến nghị đưa ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT không còn phù hợp; bổ sung một số ngành, nghề chưa có trong danh mục quản lý đang có nhiều tiềm ẩn phức tạp về ANTT, phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.

- Tăng cường tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức về chính trị, nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ yêu cầu công tác; kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi bao che, tham nhũng, tiêu cực, đồng thời động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác quản lý trong lĩnh vực này.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thẩm định chặt chẽ việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tăng cường theo dõi, tổng hợp tình hình doanh nghiệp; trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để kịp thời phát hiện các trường hợp hoạt động không đúng ngành, nghề đã đăng ký kinh doanh hoặc không thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định. Kịp thời cung cấp danh sách, thông tin về các doanh nghiệp thành lập mới, tạm ngừng hoạt động kinh doanh, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP cho Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan để phối hợp quản lý.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII: Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT

Các đại biểu dự kỳ họp.

5. Sở Công Thương

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực được giao, đồng thời phối hợp với Công an tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh khí, kinh doanh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, các loại vật liệu tiền chất thuốc nổ và ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.

6. Sở Y tế

Tăng cường quản lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp làm thay đổi nhận dạng của người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác)... phải đăng ký giấy phép hoạt động đúng quy định của pháp luật. Tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch; thực hiện chặt chẽ công tác thẩm định, cấp giấy phép hoạt động và thường xuyên rà soát, đánh giá đúng thực trạng tình hình hoạt động của các dịch vụ văn hóa trên địa bàn, nhất là các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường và các loại hình kinh doanh có bản chất hoạt động là dịch vụ karaoke, vũ trường nhưng không đăng ký kinh doanh, không cấp phép hoạt động. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của ngành để chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, biểu diễn nghệ thuật, văn hoá công cộng tự phát.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an tổ chức thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân và doanh nghiệp. Phát huy hiệu quả vai trò của quần chúng Nhân dân trong đấu tranh với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật.

Chi tiết xem tại đây: BCKQGS_Ban_phat_hanh_24.5.docx

Nhóm PV

Tin liên quan:
  • Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII: Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT
    Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Kết quả giám sát việc triển ...

    Chiều 8/7, tiếp tục ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, đồng chí Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã trình bày Báo cáo của HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc triển khai, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (sau đây gọi tắt là Chương trình XDNTM) từ năm 2021 đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Báo Thanh Hoá giới thiệu toàn văn báo cáo:


Nhóm PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]