Việt Nam thuộc Top 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, với năng lực sản suất và trình độ công nghệ như hiện nay, Việt Nam là một trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới.
Dây chuyền sản xuất tại Công ty Cổ phần Prime Đại Việt, tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Hoàng Hùng/Bnews/TTXVN)
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, với năng lực sản suất và trình độ công nghệ như hiện nay, Việt Nam là một trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có sản lượng gạch ốp lát đứng thứ 4 thế giới.
Gốm sứ là một trong các loại vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng trong mỗi công trình xây dựng, đóng góp vào sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trung bình hàng năm, công nghiệp sản xuất gốm sứ đã đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm cho GDP của Việt Nam.
Ngoài việc cung cấp đủ nhu cầu thị trường trong nước, sản phẩm gốm sứ xây dựng của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như khu vực ASEAN, Đông Bắc Á, Mỹ, châu Âu; trong đó, doanh thu xuất khẩu năm 2022 đạt hơn 220 triệu USD.
Những năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chiến lược như Luật Xây dựng, Nghị định về quản lý phát triển vật liệu xây dựng cùng các Thông tư hướng dẫn, Chiến lược Phát triển Vật liệu Xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050... Cùng đó, nhiều chỉ đạo điều hành tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển vật liệu xây dựng; trong đó có vật liệu gốm sứ xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho hay.
Đồng thời, các địa phương cũng tích cực kêu gọi thu hút đầu tư, đẩy nhanh thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án. Các doanh nghiệp cũng tích cực đầu tư, triển khai đưa vào vận hành nhiều dự án sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng, đảm bảo nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu.
Các chuyên gia đánh giá, trong khoảng 20 năm gần đây, ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất.
Về lĩnh vực gạch ốp lát, năm 1994, tại Việt Nam mới chỉ có một dây chuyền sản xuất gạch ceramic công suất 1 triệu m2/năm được đầu tư tại Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng thuộc Tổng công ty Viglacera với dây chuyền thiết bị của hãng WELKO (Italy).
Đến nay, với sự tham gia mạnh mẽ của hàng chục nhà sản xuất như Tập đoàn PRIME, Viglacera, MIKADO, CMC, NICE CERAMIC... đã góp phần nâng tổng công suất gạch ốp lát Việt Nam, gồm gạch ceramic, granite và gạch cotto đạt trên 800 triệu m2/năm.
Lĩnh vực sứ vệ sinh trong những năm qua cũng có sự phát triển nhanh chóng. Hiện tổng công suất thiết kế các dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh tại Việt Nam đạt khoảng 26 triệu sản phẩm/năm. Phần lớn các cơ sở sản xuất sứ vệ sinh có công nghệ hiện đại, đồng bộ, mức độ tự động hóa cao, đạt trình độ tiên tiến thế giới.
Từ năm 2015 đến nay, các dây chuyền đầu tư mới đều có công suất thiết kế từ 0,6-1,2 triệu sản phẩm/năm. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về sản lượng, công nghệ sản xuất các sản phẩm gốm sứ xây dựng của Việt Nam cũng có những bước tiến nhanh chóng giúp nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.
Hiện nay, về tạo hình sản phẩm gạch ốp lát, một số cơ sở sản xuất đã sử dụng công nghệ cán ép liên tục (công nghệ Continua+) để tạo ra các sản phẩm tấm phẳng kích thước lớn trên 5m2/tấm; sử dụng công nghệ in men màu kỹ thuật số cho sản phẩm với chất lượng và thẩm mỹ.
Trong công nghệ nung sản phẩm tấm, nhiều nhà máy đã sử dụng lò thanh lăn công suất lớn có hiệu quả năng lượng cao, phát thải thấp. Các cơ sở sản xuất sứ vệ sinh cũng cải tiến công nghệ, nâng cao mức độ tự động hóa trong dây chuyền sản xuất nên có mức tiêu hao nguyên-nhiên liệu, năng lượng thấp./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-24 18:28:00
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD
-
2024-11-24 16:25:00
Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh - khu vực Đông Nam Bộ
-
2023-12-03 21:11:00
Việt Nam đứng vị trí 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics
Hà Trung nỗ lực hoàn thành mục tiêu kinh tế năm 2023
Triển khai các giải pháp tiết kiệm điện
Bá Thước: Chọn đúng khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội (Bài 2): Tạo nền tảng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử mỗi lần bán trong tháng 12
Chính phủ chấp thuận đầu tư tiếp 2 dự án 500 kV cấp điện cho miền Bắc
Chăn nuôi an toàn sinh học - giải pháp hữu hiệu phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
Ngọc Lặc phát triển chăn nuôi gắn với phòng, chống dịch bệnh
Bá Thước: Chọn đúng khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội (Bài 1): Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ
Triển vọng từ mô hình nuôi ba ba, ốc nhồi tại Hà Trung