Xóa bỏ sự manh mún nhỏ lẻ để xác lập những vùng chuyên canh cây trồng hàng hóa đã trở thành phong trào sâu rộng, khẳng định hiệu quả kinh tế trong quá trình phát triển nông nghiệp ở huyện Thường Xuân. Những kết quả bước đầu của phong trào ấy đã minh chứng cho tư duy nhạy bén của người nông dân, khẳng định chủ trương và sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền huyện và các xã trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tích tụ đất đai, phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao tại huyện Thường Xuân

Xóa bỏ sự manh mún nhỏ lẻ để xác lập những vùng chuyên canh cây trồng hàng hóa đã trở thành phong trào sâu rộng, khẳng định hiệu quả kinh tế trong quá trình phát triển nông nghiệp ở huyện Thường Xuân. Những kết quả bước đầu của phong trào ấy đã minh chứng cho tư duy nhạy bén của người nông dân, khẳng định chủ trương và sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền huyện và các xã trên địa bàn.

Tích tụ đất đai, phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao tại huyện Thường Xuân

Mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu của gia đình anh Lê Xuân Sơn, xã Ngọc Phụng.

Về xã Thọ Thanh những ngày cuối năm, những cánh đồng phủ kín màu xanh của mía, cây ăn quả, cỏ chăn nuôi, hoa màu... như minh chứng cho sự cần cù, năng động và tư duy dám nghĩ, dám làm của chính quyền và người dân địa phương. Là vùng đất bãi nằm ở tả ngạn của sông Chu, vốn màu mỡ, phì nhiêu, song cách đây chừng 3 năm người dân chỉ chuyên canh các loại rau màu ngắn ngày, ngô nên hiệu quả kinh tế không cao. Để tận dụng tiềm năng về đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân và nhất là tạo được bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã đã quy hoạch lại đồng đất, tạo ra những vùng chuyên canh cây trồng khác nhau. Đồng thời, khuyến khích người nông dân nhận thầu đất đưa các loại cây trồng mới đang có ưu thế trên thị trường vào sản xuất theo hướng thâm canh.

Khu vùng đồng khai hoang thuộc thôn 1 của xã vốn là vùng đất màu mỡ, song giao thông đi lại khó khăn nên nhiều năm qua, người dân địa phương chưa thể “đánh thức” được tiềm năng của vùng đất này. Năm 1997, địa phương thực hiện dồn đổi ruộng đất, gia đình ông Đào Trọng Lương đã nhận hơn 2 ha để trồng mía, sắn kết hợp với chăn nuôi, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2017, gia đình ông được huyện Thọ Xuân hỗ trợ giống cây ăn quả, theo chương trình kết nghĩa hợp tác, giúp đỡ phát triển kinh tế - xã hội giữa huyện Thường Xuân và huyện Thọ Xuân. Quyết tâm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gia đình ông đã thuê đất của những hộ lân cận và tiến hành trồng bưởi Diễn với diện tích hơn 3 ha. Khu vườn bưởi của gia đình ông được đầu tư hệ thống tưới tự động, áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất, kết hợp với kỹ thuật chăm sóc tiên tiến. Đến nay, vườn bưởi hơn 1 năm tuổi đang sinh trưởng và phát triển tốt, hứa hẹn sau 2,5 – 3 năm nữa sẽ cho những lứa quả đầu tiên. Bên cạnh việc chăm sóc cây ăn quả, gia đình ông Lương còn kết hợp trồng các loại cây ngắn ngày, như: Sả tinh dầu, cỏ làm thức ăn chăn nuôi và vừng, ngô để tăng thu nhập. Việc xen canh các loại cây trồng ngắn ngày, kết hợp với chăn nuôi gà, bò mang lại thu nhập từ 150 – 200 triệu đồng/năm cho gia đình ông.

Sải bước cùng chúng tôi trên những khu đồi cây ăn quả, ông Hà Huy Hiền, chủ tịch UBND xã chia sẻ: Thành công của xã Thọ Thanh là đã tạo được động lực cho bà con nông dân. Đầu tiên là chính quyền xã dồn đổi ruộng đất, quy hoạch thành những vùng chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao. Sau nữa là lựa chọn và tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương để có sự phát triển bền vững. Đơn cử như năm 2018, xã đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa ớt xuất khẩu, khoai tây giống Đức vào trồng thí điểm trên chân đất 2 vụ lúa với diện tích hơn 40 ha, xây dựng vùng thâm canh mía có áp dụng cơ giới hóa đồng bộ với diện tích hơn 50 ha và gần 40 ha vùng đồi thấp dành để chuyên trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi. Hy vọng các loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao sẽ “bén duyên” và đem lại “quả ngọt” cho đồng đất xã Thọ Thanh.

Xã Thọ Thanh chỉ là một trong nhiều điển hình trong tích tụ ruộng đất, hình thành những vùng chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao ở huyện Thường Xuân. Bởi ở huyện Thường Xuân có hàng chục xã khác, như: Xuân Dương, Luận Thành, Lương Sơn, Xuân Cao, Tân Thành, Xuân Cẩm... cũng thực hiện hiệu quả phong trào này. Bà Hà Thị Nguyệt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thường Xuân, cho biết: Từ năm 2016 đến nay, huyện đã tiến hành dồn đổi ruộng đất và khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự dồn đổi, thuê thầu lại đất để hình thành những vùng lớn, thuận tiện cho ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ, áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Từ đó nhiều vùng chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao được hình thành với tổng diện tích đạt gần 400 ha, tạo lợi thế cạnh tranh cũng như tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Điển hình như: Mô hình trồng bưởi Lũng Nhai với diện tích hơn 8 ha của Công ty CP Hạ tầng cảnh quan Hoàng Gia, tại xã Ngọc Phụng cho thu nhập 300 – 350 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng táo trong vườn tạp tại 3 xã Xuân Dương, Luận Thành, Lương Sơn, cho thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/vụ; vùng chuyên canh mía với diện tích hơn 100 ha, năng suất bình quân đạt 75 - 80 tấn/ha tại các xã Thọ Thanh, Xuân Dương... Đi đôi với tích tụ ruộng đất, có 7 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thực hiện cải tạo vườn tạp, với diện tích hàng chục ha/xã. Nhiều cây trồng mới có giá trị kinh tế, phù hợp với nhu cầu thị trường, như: Chuối tiêu hồng, thanh long, mít Thái, na dai, bưởi Diễn, cam, chanh đã được đưa về địa phương, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp cho người dân.

Với những thành tựu bước đầu từ phong trào tích tụ ruộng đất, thời gian tới, huyện Thường Xuân tiếp tục tập trung chỉ đạo các xã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới huyện Thường Xuân, giai đoạn 2016-2020”. Trong đó, tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và kêu gọi doanh nghiệp vào liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đồng thời, đưa các cây trồng có giá trị cao vào sản xuất theo hướng tập trung, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm. Đây chính là tiền đề để huyện Thường Xuân tiếp tục nâng cao giá trị kinh tế của ngành trồng trọt, đáp ứng nhu cầu mới trong phát triển nông nghiệp.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài Và Ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]