(Baothanhhoa.vn) - ã thành thông lệ, những tháng đầu năm, nhất là thời điểm Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng tiền mặt của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tăng cao để phục vụ sản xuất, kinh doanh và trả lương, thưởng cho cán bộ, nhân viên, người lao động...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngành ngân hàng thực hiện các giải pháp bảo đảm thanh khoản

Ngành ngân hàng thực hiện các giải pháp bảo đảm thanh khoản

Agribank Cẩm Thủy giải ngân vốn cho khách hàng tại xã Cẩm Vân.

ã thành thông lệ, những tháng đầu năm, nhất là thời điểm Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng tiền mặt của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tăng cao để phục vụ sản xuất, kinh doanh và trả lương, thưởng cho cán bộ, nhân viên, người lao động...

Vì vậy lượng tiền được rút ra từ các ngân hàng là rất lớn. Xác định được nhiệm vụ đó, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã chủ động tập trung nguồn vốn để bảo đảm khả năng thanh khoản an toàn, ổn định.

Trên cơ sở định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Theo đó, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tập trung mở rộng và kiểm soát chất lượng tín dụng, nhất là các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Nhờ vậy, hoạt động của các tổ chức tín dụng có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng khá. Theo đánh giá của NHNN Thanh Hóa, tình hình thanh khoản của khối ngân hàng thương mại trên địa bàn bảo đảm, ổn định. Tính đến 26-2, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 84.460 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ và chủ yếu tăng từ khu vực dân cư. Tổng dư nợ đạt 106.380 tỷ đồng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

Để nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm thanh khoản, phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu, NHNN Thanh Hóa đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai nhiều giải pháp, như: Nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành; đổi mới hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ; thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm, khởi kiện ra tòa, xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro, bán nợ cho VAMC... Đồng thời, các ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp, như: Cơ cấu nợ, gia hạn nợ... Từ đầu tháng 1-2019 đến nay, NHNN đã 2 lần điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay. Đến nay, thị trường tiền tệ đã chuyển biến tích cực và dần ổn định hơn, mặt bằng lãi suất giảm, lãi suất huy động vốn bằng VNĐ kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng không quá 6%/năm và lãi suất cho vay bằng VNĐ phổ biến từ 7-10%/năm. Quan hệ giữa các tổ chức tín dụng minh bạch. Việc tổ chức điều hoà, cung ứng, thu chi tiền mặt đã được các ngân hàng thực hiện tốt, đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu vốn bằng tiền mặt của nền kinh tế, đồng thời chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn kho quỹ.

Nhu cầu chi dịp đầu năm của người dân tăng cao, tập trung vào rút tiền mặt, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Do đó, để bảo đảm tính thanh khoản, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân, NHNN Thanh Hóa đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung bố trí nhân lực, cung cấp đủ các loại mệnh giá tiền, bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Theo đó, hơn 300 máy ATM của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã được bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành an toàn, không xảy ra tình trạng quá tải, tắc nghẽn không rút được tiền, nhất là vào những dịp lễ, tết. Cùng với đó, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã chủ động nâng mức tồn quỹ tiền mặt sát với định mức được duyệt; xây dựng kế hoạch thu, chi tiền mặt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của người dân.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Ngọc Thanh - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa), cho biết: Lượng tiền tại ngân hàng luôn cung ứng đủ nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên, cũng có thời điểm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, do nhiều chủ thẻ của các ngân hàng khác đồng loạt rút tiền ở cây ATM của ngân hàng nên việc đổ tiền vào cây ATM có lúc bị chậm. Để khắc phục tình trạng này, dịp Tết Nguyên đán vừa qua, ngân hàng đã tiến hành rà soát lại đường truyền, hỗ trợ nguồn nhân lực về công nghệ cũng như lắp đặt thêm các máy rút tiền tự động ATM tại nhiều điểm; chuẩn bị một lượng tiền khá lớn, với nhiều mệnh giá khác nhau, chủ động tiếp quỹ tại các điểm rút tiền, bảo đảm không để xảy ra tình trạng hết tiền tại các máy ATM. Ngoài ra, ngân hàng đã phân công cán bộ công nghệ thông tin quản trị hệ thống để hỗ trợ khách hàng 24/24h, khách hàng có sự cố trong rút tiền, chuyển giao dịch cũng có thể liên lạc với hệ thống, sẽ có nhân viên trả lời chi tiết.

Với những giải pháp trên, có thể thấy các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã chủ động trong việc chi trả tiền cho khách hàng. Bên cạnh đó, để huy động tốt lượng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, các ngân hàng đã tập trung tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ gửi tiền với nhiều tiện ích cho khách hàng; đổi mới phong cách giao dịch; tổ chức tốt công tác thanh toán và chi trả khách hàng... Qua đó, giúp cho các ngân hàng tiếp tục gia tăng nguồn vốn nhàn rỗi, ổn định lượng tiền, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng vay vốn. Hầu hết các ngân hàng đều khẳng định bảo đảm mọi thanh khoản cho khách hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu tiền mặt trong bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Minh Hà


Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]