(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Nông Cống đã quan tâm thực hiện tốt công tác phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn. Vì thế, các làng nghề có sự phát triển tương đối ổn định, nhất là nghề chế biến lương thực, thực phẩm. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Huyện Nông Cống phát triển nghề chế biến lương thực, thực phẩm

Thời gian qua, huyện Nông Cống đã quan tâm thực hiện tốt công tác phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn. Vì thế, các làng nghề có sự phát triển tương đối ổn định, nhất là nghề chế biến lương thực, thực phẩm. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Huyện Nông Cống phát triển nghề chế biến lương thực, thực phẩmCác sản phẩm lương thực, thực phẩm của huyện Nông Cống đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh được trưng bày tại nhiều hội chợ, gian hàng trưng bày để tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Làng Tân Giao, xã Thăng Long, là địa phương nổi tiếng với nghề làm miến gạo, miến dong. Trước đây, người dân trong xã chủ yếu làm miến bằng phương pháp thủ công, hiệu quả kinh tế không cao. Khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư máy móc phục vụ sản xuất. Từ vài hộ những năm đầu, đến nay, toàn xã có gần 50 hộ đưa máy móc vào phát triển nghề sản xuất miến, đem lại hiệu quả kinh tế cao và trung bình mỗi hộ có thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng. Không những thế, nghề làm miến ở xã Thăng Long còn tận dụng được lao động nhàn rỗi tại địa phương. Để bảo đảm một máy làm miến hoạt động có hiệu quả, mỗi hộ cần có khoảng 5 - 10 lao động, làm việc theo giờ, với thu nhập khoảng từ 20 đến 25 nghìn đồng/giờ. Nghề làm miến còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động đảm nhận công việc giao, bán miến cho các đầu mối, các chợ trong và ngoài tỉnh.

Cùng với nghề làm miến Thăng Long, Nông Cống còn được biết đến với nhiều sản phẩm nổi tiếng, như: mắm cáy Trường Sơn; nem, giò chả Hoàng Giang; gạo tím hữu cơ xã Minh Khôi; chế biến rau, củ, quả xuất khẩu xã Trung Thành... Từ chỗ chỉ là nghề phụ lúc nông nhàn, nghề chế biến lương thực, thực phẩm đã dần trở thành nghề chính, mang lại nguồn thu nhập cao cho các hộ làm nghề. Những năm gần đây, giá trị sản xuất của các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn Nông Cống đạt 45 - 50 tỷ đồng/năm, chiếm xấp xỉ 30% tổng giá trị sản xuất của các làng nghề trong toàn huyện. Đồng thời, tạo việc làm thường xuyên cho gần 1.000 lao động, với thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Từ việc đẩy mạnh phát triển nghề chế biến lương thực, thực phẩm, ngành nông nghiệp Nông Cống ngày càng phát triển. Trong đó, ngành trồng trọt đang từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất. Các cây trồng có giá trị kinh tế cao như: rau thủy canh, dưa các loại được mở rộng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất rau, củ, quả với quy mô lớn, chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh được hình thành; các mô hình sản xuất rau, quả theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ đang phát triển mạnh; số trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghiệp tiếp tục tăng, trong đó, đàn lợn tăng bình quân 3,58%/năm, đàn gia cầm tăng bình quân 3,82%/năm.

Tuy nhiên, nghề chế biến lương thực, thực phẩm tại huyện Nông Cống vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, như: hầu hết các hộ sản xuất tại các làng nghề đều nằm trong khu dân cư, sản xuất ngay tại gia đình, nên khi quy mô sản xuất tăng lên cũng gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của cả người trực tiếp sản xuất và cộng đồng. Bên cạnh đó, hầu hết sản phẩm của các làng nghề đều do tư thương về tận cơ sở, hộ sản xuất để thu mua, nên người sản xuất vẫn bị ép giá; nhiều cơ sở vẫn chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm.

Thời gian tới, huyện Nông Cống tiếp tục thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, tạo điều kiện xây dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm làng nghề; hỗ trợ các cơ sở làng nghề tham gia hội chợ làng nghề và các sản phẩm OCOP để tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất duy trì hiệu quả các thị trường hiện có, tìm kiếm thị trường mới. Cùng với đó, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào huyện, ưu tiên các dự án chế biến nông sản, thực phẩm để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù của địa phương... Đồng thời, tiếp tục tập trung phát triển ngành nghề nông thôn bền vững trên cơ sở bảo vệ làng nghề, đào tạo nghề, phát triển nghề truyền thống. Gắn hoạt động kinh tế của các làng nghề với dịch vụ, du lịch và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]