(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa bàn huyện Nông Cống đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.

Huyện Nông Cống phát triển ngành nghề nông thôn

Thời gian qua, hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa bàn huyện Nông Cống đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.

Huyện Nông Cống phát triển ngành nghề nông thônNghề làm nón lá tại xã Trường Sơn mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Làng nghề nón lá Trường Giang hiện có khoảng gần 900 hộ làm nghề, giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động, doanh thu hằng năm đạt gần 70 tỷ đồng. Ông Lê Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Trường Giang, cho biết: Nghề làm nón mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân. Để khuyến khích phát triển ngành nghề, xã tập trung tuyên truyền, động viên Nhân dân tiếp tục đầu tư duy trì và phát triển nghề làm nón truyền thống. Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp, ngành để mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất nón lá, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tăng cường quảng bá sản phẩm dưới nhiều hình thức để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nón lá ra mọi miền đất nước.

Ngoài ra, nghề nón lá còn phát triển tại các xã lân cận, như: Trường Trung, Trường Minh..., với 1.270 hộ làm nghề, thu hút 3.710 lao động. Nghề chiếu cói, với 461 hộ làm nghề, thu hút 1.855 lao động, diện tích vùng nguyên liệu 281 ha. Sản phẩm chủ yếu là chiếu cói, tổng giá trị sản xuất 50 - 66 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân khoảng 27 - 35 triệu đồng/người/năm. Làng nghề làm hương bài truyền thống thôn Quyết Thắng, xã Vạn Thắng, chủ yếu làm theo mùa vụ và đã được công nhận làng nghề truyền thống. Nghề mộc mỹ nghệ truyền thống có từ lâu đời ở làng Thọ Thượng, xã Thăng Thọ và được nhiều khách hàng biết đến, với các sản phẩm có giá trị kinh tế, nghệ thuật cao, nhất là chạm, khảm... Đi đôi với đó, hiện nay trên địa bàn có nhiều đơn vị đào tạo nghề và bao tiêu sản phẩm nghề mây tre đan, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 3.109 lao động, thu nhập bình quân 3 - 7 triệu đồng/người/tháng... Việc phát triển các làng nghề nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện.

Thực tế, việc phát triển làng nghề ở Nông Cống còn khó khăn do quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, dạng kinh tế hộ gia đình là chính, chưa được chú ý đầu tư mở rộng sản xuất. Trong khi đó, việc khai thác nguồn lực cho đầu tư phát triển làng nghề ở một số địa phương chưa cao. Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn còn chưa đồng bộ; sự phối hợp của các cấp, các ngành trong hỗ trợ phát triển nghề, chưa tạo ra sự liên kết giữa các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, do thiếu thông tin về thị trường nên việc mở rộng tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ còn chậm; các sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với du lịch chưa phát triển. Năng lực, kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh của các chủ hộ, cơ sở sản xuất; tay nghề của người lao động trong các làng nghề còn hạn chế. Môi trường một số làng nghề bị ảnh hưởng do công nghệ sản xuất lạc hậu, nguồn chất thải và nước thải ra trong quá trình sản xuất ở một số làng nghề chưa được xử lý, ảnh hưởng đến môi trường.

Ông Lương Văn Hùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống, cho biết: Thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tiếp tục tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các đơn vị, địa phương duy trì, mở rộng sản xuất tại các làng nghề hiện có theo hướng bền vững và xây dựng, phát triển thêm các làng nghề mới. Ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của làng nghề, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]