(Baothanhhoa.vn) - Tiết kiệm chi phí, thời gian, thuận tiện trong việc lưu trữ, vận chuyển và bảo quản, giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà... là những ưu thế mà hóa đơn điện tử (HĐĐT) mang lại cho cả doanh nghiệp (DN), tổ chức và người dân. Không chỉ góp phần quan trọng vào lộ trình cải cách hành chính của Nhà nước, HĐĐT còn là giải pháp quan trọng thúc đẩy vận hành nền kinh tế số trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hóa đơn điện tử góp phần thúc đẩy vận hành kinh tế số

Tiết kiệm chi phí, thời gian, thuận tiện trong việc lưu trữ, vận chuyển và bảo quản, giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà... là những ưu thế mà hóa đơn điện tử (HĐĐT) mang lại cho cả doanh nghiệp (DN), tổ chức và người dân. Không chỉ góp phần quan trọng vào lộ trình cải cách hành chính của Nhà nước, HĐĐT còn là giải pháp quan trọng thúc đẩy vận hành nền kinh tế số trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Hóa đơn điện tử góp phần thúc đẩy vận hành kinh tế số

Sử dụng hóa đơn điện tử có thể giúp doanh nghiệp tiết giảm từ 50 – 80% chi phí in ấn, phát hành hóa đơn. Trong ảnh: Kế toán Công ty CP Bảo hiểm Vietinbank Thanh Hóa xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng.

Tại Thanh Hóa, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 12-9-2018 quy định về HĐĐT khi bán hàng hóa, dịch vụ, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện các giải pháp truyên truyền, phổ cập HĐĐT trên diện rộng. Đồng thời, xây dựng lộ trình cụ thể trong việc sử dụng HĐĐT đối với DN, tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, các giải pháp được triển khai đậm nét hơn sau khi Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19-10-2020 ra đời, quy định đến ngày 1-7-2022, 100% DN, tổ chức phải hoàn thành sử dụng HĐĐT.

Theo báo cáo từ Cục Thuế Thanh Hóa, tính đến ngày 30-6-2021, đã có 7.042 DN/7.558 DN, đạt tỷ lệ 93% và 1.152/3.011 đơn vị, tổ chức sự nghiệp, đạt tỷ lệ 38% đơn vị hoàn thành chuyển đổi sử dụng HĐĐT. Các đơn vị có tỷ lệ triển khai sử dụng HĐĐT cho DN cao hơn so với toàn ngành là: Chi cục Thuế khu vực Bỉm Sơn - Hà Trung, Chi cục Thuế thị xã Nghi Sơn, Chi cục Thuế khu vực TP Thanh Hóa - Đông Sơn, Chi cục Thuế khu vực Thạch Thành - Vĩnh Lộc, Chi cục Thuế khu vực Ngọc Lặc - Lang Chánh...

Công ty Xăng dầu Thanh Hóa là một trong những đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi sử dụng HĐĐT. Theo đó, từ năm 2018, toàn bộ hệ thống bán hàng và phát hành hóa đơn trực thuộc đơn vị này đã triển khai sử dụng HĐĐT. Sau hơn 3 năm sử dụng, HĐĐT được đánh giá giảm tới 40 - 50% chi phí so với hóa đơn giấy. Bên cạnh đó, việc tra cứu cũng thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều do hóa đơn được lưu trữ trên mạng internet. DN hoặc người mua hàng chỉ cần truy cập vào website của Petrolimex, gõ mã tra cứu là có thể lấy được file điện tử hoặc in hóa đơn.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Phòng Công nghệ thông tin, Cục Thuế Thanh Hóa, HĐĐT là một bước đột phá trong cải cách hành chính thuế, giúp DN cải thiện môi trường kinh doanh và lành mạnh hóa nền tài chính. Thay vì việc DN tốn nhiều thời gian để làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy hàng tháng, thì nay, việc sử dụng HĐĐT sẽ giúp DN tối ưu toàn bộ thời gian, thuận lợi cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu với quá trình xử lý thông tin nhanh chóng từ hệ thống kế toán, hệ thống thanh toán. Dịch vụ sẽ được liên kết, đồng bộ hóa vào phần mềm HĐĐT, tiết kiệm thời gian DN phải số hóa các thông tin về khách hàng, sản phẩm, dịch vụ. Đây cũng là một bước tối ưu các thủ tục về quản lý hóa đơn dành cho DN để theo kịp xu thế và hòa mình vào môi trường kinh doanh công nghệ cao. Tính toán và ghi nhận từ các DN đã sử dụng HĐĐT, tùy từng loại hình hoạt động của DN và cách thức quản lý, HĐĐT có thể giúp DN giảm từ 50 - 80% chi phí phát hành.

Theo Nghị định số 123/2020, từ ngày 1-7-2022 sẽ chính thức bắt buộc áp dụng HĐĐT. Bám sát quy định của Chính phủ, hiện ngành thuế Thanh Hóa đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các DN, tổ chức trên địa bàn nhanh chóng chuyển đổi sử dụng HĐĐT theo lộ trình. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến hết năm 2021, có 90% DN và tổ chức, cá nhân sử dụng HĐĐT.

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Cục Thuế, việc hoàn thành chỉ tiêu này được xác định gặp không ít khó khăn. Đối với khối DN, chỉ tiêu này được tính trên số lượng DN đang hoạt động, cao hơn nhiều số lượng DN có phát sinh doanh thu thực tế. Cũng có không ít DN “ngại”, né tránh việc thực hiện HĐĐT, đưa ra một số nguyên nhân để biện minh cho việc trì hoãn, nhất là các DN nhỏ, siêu nhỏ. Với khối đơn vị hành chính, sự nghiệp, hiện tỷ lệ sử dụng HĐĐT còn khá thấp. Bên cạnh đó, số liệu đăng ký, rà soát đơn vị hành chính, sự nghiệp trên ứng dụng hệ thống thông tin quản lý thuế tập trung (TMS) chưa chính xác, dẫn đến tỷ lệ tính toán chưa sát với con số thực tế, cần phải thực hiện thống kê, rà soát lại.

Để lộ trình thực hiện HĐĐT đạt tiến độ và quy định đề ra, Cục Thuế Thanh Hóa đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho DN, hộ kinh doanh về những lợi ích trong sử dụng HĐĐT. Đồng thời, ban hành các công văn, hướng dẫn của ngành thuế về khuyến nghị các thành phần dữ liệu HĐĐT theo thông tư hướng dẫn. Bên cạnh đó, ngành thuế cũng chỉ đạo các phòng chuyên môn, các chi cục thuế thực hiện rà soát, phân loại những DN chưa sử dụng HĐĐT để có giải pháp triển khai phù hợp. Đối với DN thành lập mới, ngành thuế sẽ có biện pháp tuyên truyền, yêu cầu sử dụng HĐĐT theo quy định ngay từ khi đăng ký thủ tục thuế để DN không phải thực hiện chuyển đổi khi Nghị định số 123/2020 có hiệu lực.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài và ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]