(Baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn thị xã Nghi Sơn hiện có 3.294 lồng nuôi hải sản với thể tích 31.351m3, tập trung tại xã đảo Nghi Sơn 1.414 lồng và các xã, phường: Hải Bình 369 lồng, Hải Châu 326 lồng, Hải Hà 303 lồng, Xuân Lâm 317 lồng, Hải Thanh 545 lồng... Nghề nuôi cá lồng ở thị xã Nghi Sơn chủ yếu phát triển ở vùng ven bờ, lồng nuôi làm bằng gỗ hoặc tre, luồng với kích thước nhỏ. Do hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như khó khăn trong tài chính nên việc áp dụng khoa học - kỹ thuật cho nghề nuôi cá lồng ở thị xã Nghi Sơn còn nhiều hạn chế.

Bảo vệ an toàn nghề nuôi cá lồng trong mùa mưa bão

Trên địa bàn thị xã Nghi Sơn hiện có 3.294 lồng nuôi hải sản với thể tích 31.351m3, tập trung tại xã đảo Nghi Sơn 1.414 lồng và các xã, phường: Hải Bình 369 lồng, Hải Châu 326 lồng, Hải Hà 303 lồng, Xuân Lâm 317 lồng, Hải Thanh 545 lồng... Nghề nuôi cá lồng ở thị xã Nghi Sơn chủ yếu phát triển ở vùng ven bờ, lồng nuôi làm bằng gỗ hoặc tre, luồng với kích thước nhỏ. Do hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như khó khăn trong tài chính nên việc áp dụng khoa học - kỹ thuật cho nghề nuôi cá lồng ở thị xã Nghi Sơn còn nhiều hạn chế.

Bảo vệ an toàn nghề nuôi cá lồng trong mùa mưa bãoNgười dân xã Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) chăm sóc cá nuôi lồng.

Là một trong những hộ nuôi cá lồng có quy mô lớn ở xã đảo Nghi Sơn, ngay từ khi bắt đầu vào mùa mưa bão, ông Nghiêm Văn Tình, thôn Trung Sơn, xã Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) đã chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho các lồng cá của gia đình. Ông chủ động mua thêm dây thừng chằng lại các thành ngăn nuôi cá và vây lưới xung quanh các lồng để cá không nhảy ra ngoài khi nước dâng cao.

Ông Vũ Ngọc Thương, Chủ tịch UBND xã Nghi Sơn, cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 52 hộ nuôi cá lồng với 1.414 ô lồng, đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 104 lao động. Tuy nhiên, do đặc thù là một xã đảo, hằng năm phải chịu ảnh hưởng của bão gió, mức độ rủi ro cao nên trước mùa mưa bão, xã đã xây dựng phương án, thành lập tổ công tác hướng dẫn các chủ hộ nuôi cá lồng tại vụng Nghi Sơn thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho các lồng nuôi. Khi có bão đến, xã yêu cầu các hộ nuôi di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, vùng an toàn, có dòng chảy phù hợp khi cần thiết; kiểm tra, gia cố lại hệ thống neo, phao lồng bè, vệ sinh lồng bè thông thoáng. Các hộ nuôi chuẩn bị các trang thiết bị xử lý kịp thời cho cá nuôi, nhằm khi bị mưa lớn và thay đổi nguồn nước đột ngột do lũ thượng nguồn đổ về sẽ phòng, tránh được tình trạng cá chết hàng loạt. Xã cũng cương quyết yêu cầu sơ tán, di dời lao động về nơi trú ẩn an toàn, tuyệt đối không để người dân ở lại trên lồng bè khi xảy ra thiên tai.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 6.121 lồng nuôi, với tổng dung tích 121.228m3, sản lượng đạt 2.097 tấn/năm. Trong đó, 2.139 ô lồng nuôi cá nước ngọt trên các hồ chứa (hồ thủy điện, thủy lợi) và trên các hệ thống sông; 3.982 ô lồng nuôi cá biển, tập trung tại các phường ven biển của thị xã Nghi Sơn và xã Quảng Nham (Quảng Xương). Nghề nuôi cá lồng đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân ở các địa phương. Tuy nhiên, phần lớn lồng nuôi được các hộ dân làm bằng vật liệu sẵn có tại địa phương, như: tre, nứa, luồng... nên nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão là rất cao.

Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người nuôi kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao và chủ động di chuyển lồng nuôi về địa điểm an toàn, có điều kiện môi trường thuận lợi. Những trường hợp lồng bè không thể di chuyển được người nuôi cần có giải pháp làm giảm tốc độ của dòng chảy. Che chắn lồng bè bằng lưới có kích thước mặt lưới phù hợp để tránh thủy sản nuôi thoát ra ngoài. Các hộ nuôi thường xuyên vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng để thoát nước, diệt tác nhân gây bệnh cho cá nuôi. Các địa phương chuẩn bị thuyền máy, phao cứu sinh khi cần thiết; bố trí nơi neo đậu, sơ tán lồng bè đảm bảo tuân thủ theo quy định của địa phương về phòng, chống lụt bão. Khi có mưa to, gió lớn các hộ nuôi phải có biện pháp di chuyển đến nơi an toàn, chú ý bảo đảm các hệ thống dây điện, máy sục khí tạo oxy cho cá khỏi ngạt khí. Ngoài ra, thường xuyên liên hệ với cán bộ kỹ thuật thủy sản, khuyến nông địa phương để có những biện pháp xử lý phù hợp khi có sự cố xảy ra.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]