(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn ra khá phức tạp, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm số lượng lớn. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB) đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ kiểm soát dịch bệnh mà còn tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn gặp không ít khó khăn.

Khó khăn xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Những năm gần đây, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn ra khá phức tạp, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm số lượng lớn. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB) đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ kiểm soát dịch bệnh mà còn tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn gặp không ít khó khăn.

Khó khăn xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnhTrang trại chăn nuôi gia cầm của ông Hoàng Văn Thiết, xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa).

ATDB là cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc địa phương không xảy ra dịch bệnh trong thời gian quy định cho từng bệnh hoặc các hoạt động thú y phải kiểm soát được dịch bệnh. Trong đó, phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y, quy định khai báo dịch bệnh, tiêm phòng, kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và giết mổ động vật, chẩn đoán xét nghiệm bệnh, xử lý động vật mắc bệnh truyền nhiễm. Các cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận ATDB sẽ được xem xét cấp chứng nhận đạt Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt Việt Nam (VietGAHP), được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm...; đồng thời, các hộ chăn nuôi tham gia xây dựng cơ sở chăn nuôi bảo đảm ATDB sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định của Luật Thú y. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 3.240 trang trại và hơn 720.000 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm; tuy nhiên, mới chỉ thực hiện xây dựng được 32 cơ sở chăn nuôi ATDB, gồm 13 cơ sở chăn nuôi lợn được chứng nhận ATDB với bệnh dịch tả lợn châu Phi và lở mồm long móng, 19 cơ sở chăn nuôi gia cầm được công nhận ATDB với bệnh cúm gia cầm và Newcastle. Thực tế cho thấy việc xây dựng cơ sở ATDB còn gặp nhiều khó khăn.

Gia đình ông Hoàng Văn Thiết, xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà đến nay được hơn 10 năm. Hiện nay, trang trại của gia đình ông luôn duy trì đàn gần 10.000 con. Chia sẻ về lý do chưa thực hiện xây dựng cơ sở chăn nuôi ATDB, ông Thiết cho biết: Tuy trang trại của gia đình nằm trong khu trang trại chăn nuôi tập trung xã Hoằng Thịnh, bảo đảm các điều kiện, như: cách xa khu dân cư, có khu vực để xử lý chất thải, dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh..., nhưng do quy mô chăn nuôi chưa lớn. Trong khi đó, chi chi phí xét nghiệm nước, lệ phí cấp chứng nhận ATDB, xét nghiệm bệnh cao, chỉ phù hợp với chăn nuôi số lượng lớn, nên gia đình chưa xin cấp chứng nhận cơ sở chăn nuôi ATDB. Thêm một nguyên nhân nữa là thủ tục khá phức tạp, đáp ứng nhiều chỉ tiêu, trong đó có những chỉ tiêu bắt buộc, thời gian chờ xét nghiệm nguồn nước, mầm bệnh, ảnh hưởng môi trường khá dài...

Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều trang trại chăn nuôi còn nằm ngoài vùng quy hoạch, gần khu dân cư hoặc nằm trong khu dân cư làm ảnh hưởng việc theo dõi giám sát lưu hành vi khuẩn, vi-rút; hình thức chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ, phân tán, chưa bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y, khó áp dụng các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, ATDB. Bên cạnh đó, một số khu chăn nuôi tập trung, cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Công tác tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm trong chăn nuôi nông hộ gặp nhiều khó khăn; nhất là tại khu vực miền núi, chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán, không có chuồng nhốt. Hiện nay phần lớn chỉ có các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi quy mô lớn chủ động đăng ký xây dựng cơ sở ATDB; các trang trại, gia trại quy mô nhỏ chưa thực sự quan tâm do giá cả thị trường không ổn định, giá bán sản phẩm từ cơ sở ATDB chưa có sự khác biệt so với các sản phẩm bình thường. Hiện nay, một số bệnh dịch chưa có vắc-xin tiêm phòng nên gây khó khăn cho công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

Để từng bước nâng cao chất lượng, bảo đảm ATDB, thời gian tới, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của việc xây dựng cơ sở ATDB; hướng dẫn các hộ chăn nuôi về những quy định và cách thức đăng ký tham gia xây dựng. Bên cạnh đó, từng bước loại bỏ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư; xây dựng các khu trang trại tập trung, quy mô lớn; đầu tư hệ thống chuồng trại, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, áp dụng công nghệ tự động hóa từng khâu và toàn bộ quá trình sản xuất. Đồng thời, lựa chọn con giống có nguồn gốc, được kiểm định chất lượng và tiêm vắc-xin đầy đủ.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]