(Baothanhhoa.vn) - Vụ đông xuân 2021-2022, huyện Thường Xuân có kế hoạch gieo trồng trên 5.777 ha cây trồng các loại, trong đó lúa 2.638 ha, ngô 444 ha, lạc 119 ha, sắn 1.291 ha, mía 649 ha, rau đậu các loại 247,3 ha, cây trồng khác 437,9 ha.

Huyện Thường Xuân tập trung sản xuất vụ đông xuân

Vụ đông xuân 2021-2022, huyện Thường Xuân có kế hoạch gieo trồng trên 5.777 ha cây trồng các loại, trong đó lúa 2.638 ha, ngô 444 ha, lạc 119 ha, sắn 1.291 ha, mía 649 ha, rau đậu các loại 247,3 ha, cây trồng khác 437,9 ha.

Huyện Thường Xuân tập trung sản xuất vụ đông xuân

Nông dân xã Xuân Dương gieo cấy lúa vụ đông xuân 2021-2022.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh, vụ đông xuân 2021-2022, thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp, mưa lạnh kéo dài. Bên cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp. Để sản xuất vụ đông xuân đạt hiệu quả kinh tế cao, UBND huyện Thường Xuân đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân chú trọng đa dạng hóa các loại giống cây trồng, sử dụng nguồn giống có năng suất, giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường nhằm tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Đồng thời, xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các nhà máy, cơ sở chế biến. Huyện tiếp tục rà soát, đánh giá lại các sản phẩm trồng trọt trên địa bàn huyện để xây dựng mục tiêu, giải pháp phát triển từng sản phẩm cụ thể; đẩy mạnh việc đổi mới phương thức sản xuất, gắn với sản xuất tiêu thụ, gắn kết giữa doanh nghiệp, HTX với hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt công tác dự báo thời tiết, sâu bệnh để có kế hoạch phòng trừ. Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty TNHH MTV Sông Chu, chi nhánh Bái Thượng, các HTX dịch vụ nông nghiệp ra quân nạo vét kênh mương nội đồng, lên phương án tưới, tiêu hợp lý. Huyện tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 11-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng công nghệ cao; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ; tập trung vào các cây trồng chủ lực, như: lúa, ngô, mía, cây ăn quả, cây thức ăn chăn nuôi, gai xanh...

Đối với cây lúa ở vùng sâu trũng, lúa - cá, vùng cao canh tác nhờ nước trời, được bố trí bằng các giống lúa, như: Xi23, X21, NX30. Vùng thâm canh đồng bằng ở chân đất vàn thấp đến vàn trung bình được trồng các giống lúa có năng suất cao, như: Thái Xuyên 111, Thụy Hương 308. Phúc Thái 168, VNR 20, Bắc Thơm số 7, TBR225; vùng thâm canh trên đất vàn cao, vàn trung bình được cơ cấu bằng các loại giống Thục Hưng 6, Thụy Hương 308, Bắc Thịnh, TBR225, TBR89... Đối với cây rau màu, thực hiện đa dạng hóa chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn, đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; đồng thời sử dụng các giống lai, thuần có năng suất cao vào sản xuất. Toàn huyện phấn đấu diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt vụ đông xuân là 3.201 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 17.487 tấn.

Với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn, nông dân huyện Thường Xuân đang hướng đến vụ đông xuân 2021-2022 bội thu.

Bài và ảnh: Thiện Nhân


Bài và ảnh: Thiện Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]