(Baothanhhoa.vn) - Di sản văn hóa, gồm cả di sản vật thể và phi vật thể, được xác định là bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống của con người. Xác định được điều đó, những năm qua, huyện Đông Sơn luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đồng thời xem đây là một nhiệm vụ quan trọng và là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Đông Sơn: Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Di sản văn hóa, gồm cả di sản vật thể và phi vật thể, được xác định là bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống của con người. Xác định được điều đó, những năm qua, huyện Đông Sơn luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đồng thời xem đây là một nhiệm vụ quan trọng và là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương.

Huyện Đông Sơn: Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di tíchDi tích Đền thờ Nguyễn Văn Nghi (xã Đông Thanh) đang cần được đầu tư trùng tu, tôn tạo.

Để thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa, huyện Đông Sơn đã chủ động xây dựng và triển khai nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch có liên quan. Điển hình như Quyết định số 2861/QĐ-UBND ngày 6-11-2017 của UBND huyện Đông Sơn về ban hành Đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích huyện Đông Sơn, giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030”; Kế hoạch số 755/KH-UBND ngày 9-4-2020 của UBND huyện Đông Sơn, về triển khai thực hiện Kết luận số 926-KL/TU ngày 30-10-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2030”... Đây cũng đồng thời là những căn cứ quan trọng, để địa phương triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích - danh thắng trên địa bàn.

Theo thống kê, toàn huyện hiện có 93 di tích; trong đó 60 di tích chưa được xếp hạng; 33 di tích đã xếp hạng các cấp (7 di tích cấp quốc gia và 26 di tích cấp tỉnh). Chỉ tính riêng từ năm 2019 đến nay, Đông Sơn đã hoàn thành tu bổ, tôn tạo 4 di tích quan trọng, gồm Cụm Di tích lịch sử cách mạng Hàm Hạ, thị trấn Rừng Thông; Di tích Địa điểm lịch sử và thắng cảnh Rừng Thông; Nhà lưu niệm đồng chí Lê Thế Long (Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Thanh Hóa) và Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn, xã Đông Yên. Tổng kinh phí được đầu tư thực hiện là trên 55,978 tỷ đồng (trong đó, kinh phí ngân sách tỉnh là trên 38,127 tỷ đồng; kinh phí ngân sách huyện là trên 17,850 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, có 3 di tích đang trong quá trình tu bổ, tôn tạo, gồm Từ đường họ Lê Đình, xã Đông Nam; Từ đường họ Nguyễn Đình, xã Đông Hòa; Đền thờ Nguyễn Trung Nghĩa, xã Đông Yên). Tổng kinh phí đầu tư trên 2,943 tỷ đồng (trong đó, ngân sách huyện 600 triệu đồng; kinh phí huy động xã hội hóa trên 2,343 tỷ đồng). Ngoài ra, địa phương cũng đang tích cực lập hồ sơ tu bổ, tôn tạo đối với 4 di tích gồm Đền thờ, bia, mộ Nguyễn Chích, xã Đông Ninh; Đền thờ Lê Giám, xã Đông Ninh; Từ đường họ Lê Văn - nơi thờ Quận công Lê Đình Chiêu, xã Đông Yên; Đền thờ Phan Độc Giác, xã Đông Hoàng, để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Để công tác tu bổ, tôn tạo các di tích được triển khai hiệu quả, trong Đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích huyện Đông Sơn giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030”, địa phương đã xây dựng cơ chế hỗ trợ với mức 200 triệu đồng/di tích khi thực hiện việc tu bổ, tôn tạo. Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát quá trình tu bổ, tôn tạo di tích cũng được địa phương quan tâm. Cụ thể là sau khi có quyết định phê duyệt dự án (báo cáo kinh tế - kỹ thuật), UBND huyện Đông Sơn sẽ thực hiện việc kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm việc tu bổ, tôn tạo di tích được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Cùng với công tác bảo tồn, việc phát huy giá trị các di tích cũng đang được địa phương chú trọng, với nhiều cách làm phù hợp, hiệu quả. Huyện đã chỉ đạo thành lập các ban quản lý di tích; xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng phù hợp với truyền thống; xây dựng phương án bảo vệ di tích, nhằm ngăn chặn tình trạng mất cắp di vật, cổ vật; xây dựng quy chế sử dụng nguồn vốn xã hội hóa, dựa theo nguyên tắc công khai, minh bạch, hiệu quả. Bên cạnh đó, phối hợp với Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tập huấn nghiệp vụ thuyết minh tại điểm di tích. Đến nay, tất cả các di tích trên địa bàn đã có thuyết minh viên cơ bản đáp ứng yêu cầu hướng dẫn, giới thiệu về giá trị di sản đến du khách. Đồng thời, thực hiện trưng bày, giới thiệu hình ảnh, hiện vật, tư liệu, sách, tờ rơi, biển chỉ dẫn... tại các di tích quan trọng, nhằm phục vụ việc nghiên cứu, tham quan, học tập.

Ngoài ra, địa phương cũng đã tổ chức biên soạn, phát hành sách giới thiệu về các di sản văn hóa, về đất và người Đông Sơn; đồng thời, tích cực tuyên truyền, quảng bá di sản trên Trang thông tin điện tử của huyện và các phương tiện truyền thông. Cùng với đó, các ban quản lý di tích đã tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu di tích thông qua các lễ hội như lễ hội Nghè Trung, xã Đông Quang; lễ hội Đền thờ Tể tướng Lê Hy, xã Đông Khê; lễ hội Đình Thượng Thọ, xã Đông Hòa; lễ hội

Nguyễn Chích, xã Đông Ninh; lễ hội Đình Hàm Hạ, thị trấn Rừng Thông; lễ hội Thiều Thốn, xã Đông Tiến... Đặc biệt, huyện cũng đã lập hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch đối với Di tích cấp quốc gia Địa điểm lịch sử và thắng cảnh Rừng Thông. Kết quả, tháng 2-2020, di tích này đã được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch của tỉnh tại Quyết định số 688/QĐ-UBND...

Bên cạnh nhiều kết quả đạt được, huyện Đông Sơn cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn. Đó là công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích cần nguồn kinh phí lớn, trong khi ngân sách địa phương eo hẹp, còn việc huy động các nguồn xã hội hóa cho công tác này rất hạn chế. Đặc biệt, từ khi Quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 17-6-2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa, về việc ban hành “Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” được bãi bỏ, đến nay vẫn chưa có quy định mới về nội dung này. Do vậy, việc tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức các hoạt động, sinh hoạt văn hóa của địa phương có nhiều khó khăn. Ngoài ra, các văn bản quy định về cách thức quản lý, sử dụng nguồn thu tại di tích; về cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích... cũng chưa đầy đủ.

Khó khăn mà huyện Đông Sơn đang gặp phải cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích hiện nay. Để từng bước khắc phục, tháo gỡ khó khăn trên, bên cạnh sự nỗ lực của địa phương trong việc huy động đa dạng các nguồn lực; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa...; thiết nghĩ, rất cần sự hỗ trợ của tỉnh về cơ chế, chính sách, kinh phí đầu tư và nhất là việc ban hành các quy định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích một cách hiệu quả và bền vững.

Bài và ảnh: Lê Dung



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]