Huy động các nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Bám sát quan điểm, định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) của Đảng và của tỉnh, những năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh nhà đã đề ra nhiều giải pháp mang tính chiến lược để nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục. Trong đó có việc huy động các nguồn lực để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (CQG) nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người học và người dạy trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Khuôn viên Trường Mầm non Hưng Lộc (Hậu Lộc) được xây dựng khang trang, sạch, đẹp đáp ứng tiêu chí trường đạt CQG mức độ 2.
Trước năm 2018, Trường Mầm non Hưng Lộc (Hậu Lộc) đã được công nhận trường đạt CQG mức độ 1. Tuy nhiên, do yêu cầu đổi mới giáo dục, những tiêu chí trường chuẩn trước đây không còn phù hợp, vì vậy, nhà trường đã bắt tay vào xây dựng và đề nghị công nhận trường đạt chuẩn mức độ 2. Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hưng Lộc cho biết: Từ năm học 2018-2019, ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu cho chính quyền địa phương và ngành giáo dục huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất (CSVC) đáp ứng tiêu chí trường đạt CQG mức độ 2. Theo đó, từ nguồn ngân sách địa phương, nhà trường đã được đầu tư xây dựng mới 10 phòng học, tu sửa nâng cấp bếp ăn bán trú... Cùng với đó, mỗi năm nhà trường huy động từ 100 đến 200 triệu đồng từ các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh để xây dựng nhiều hạng mục như, làm mới vườn cổ tích, khu vận động của trẻ, trang trí bên trong lớp học... Đồng thời huy động ngày công, ủng hộ cây xanh từ phụ huynh học sinh để cải tạo khuôn viên sân trường. Ngoài ra, nhà trường cũng thực hiện chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên để mua sắm bổ sung thêm bàn ghế mới, thay thế trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi xuống cấp nhằm đáp ứng tiêu chí trường chuẩn. Với cách làm trên, CSVC nhà trường đã có sự chuyển biến rõ nét cả về số lượng và chất lượng. Nhà trường có cổng, tường rào theo quy định, có khuôn viên xanh, sạch, đẹp, an toàn. Diện tích mặt bằng; số lượng phòng học đủ để mỗi lớp học 2 buổi/ngày và bảo đảm quy định của Điều lệ trường mầm non cũng như tiêu chí trường đạt CQG mức độ 2.
Được biết, để nâng cao hiệu quả xây dựng trường đạt CQG trên địa bàn, ngành giáo dục huyện Hậu Lộc đã lập kế hoạch chi tiết về lộ trình thực hiện của từng đơn vị trường. Ban chỉ đạo xây dựng trường CQG huyện thường xuyên được kiện toàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng trường đạt CQG. Theo đó, các xã, thị trấn đã tích cực vào cuộc, huy động nguồn lực; phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm tập trung làm tốt nhiệm vụ xây dựng trường đạt CQG theo kế hoạch năm. Qua thống kê, đến nay toàn huyện Hậu Lộc đã có 79/82 trường đạt CQG, đạt tỷ lệ 96,3%. Trong đó có 57 trường đạt chuẩn mức độ 1 và 22 trường đạt chuẩn mức độ 2.
Không riêng huyện Hậu Lộc, tại nhiều địa phương khác trong tỉnh cũng vậy, việc huy động các nguồn lực để xây dựng trường đạt CQG cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục, sự đồng thuận ủng hộ của các tổ chức, cá nhân. Thầy giáo Nguyễn Tài Toàn, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc cho biết: Từ việc huy động các nguồn lực cùng những giải pháp cụ thể, thiết thực, đến nay tỷ lệ trường đạt CQG của huyện đã đạt trên 91% trong tổng số 78 trường học các cấp. Tính riêng năm 2023, ở bậc học mầm non toàn huyện công nhận 6 trường đạt CQG, trong đó xây dựng mới 3 trường và công nhận lại 3 trường, nâng tổng số trường trong bậc học này đạt chuẩn lên 23/24 trường. Ở bậc tiểu học, công nhận 9 trường đạt chuẩn, trong đó công nhận mới 1 trường và công nhận lại 8 trường, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 24/26 trường. Ở bậc THCS công nhận 3 trường đạt chuẩn, trong đó công nhận mới 1 trường và công nhận lại 2 trường, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 21/24 trường... Nguồn kinh phí xây dựng trường đạt CQG mỗi năm lên tới hàng chục tỷ đồng. Đây không chỉ là kết quả của sự quan tâm của ngành chức năng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh mà còn là kết quả của sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân trong công tác xã hội hóa giáo dục.
Hiện nay, phong trào xây dựng trường đạt CQG không chỉ là nhiệm vụ của các nhà trường và ngành giáo dục mà đã được cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân quan tâm thực hiện, ủng hộ. Nhiều xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã quan tâm, mở rộng khuôn viên, tăng quỹ đất cho các nhà trường, đáp ứng yêu cầu trường chuẩn. Theo thống kê từ Sở GD&ĐT, hết học kỳ I năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 1.686/1.981 trường đạt CQG, đạt tỷ lệ 85,11%. Trong đó cấp mầm non có 575/676 trường (đạt tỷ lệ 85,06%); tiểu học 534/594 trường (đạt tỷ lệ 89,90%); THCS 519/609 trường (đạt tỷ lệ 85,22%); THPT 58/102 trường (đạt tỷ lệ 56,86%). Tuy nhiên, đánh giá từ thực tiễn cũng cho thấy, công tác xây dựng trường đạt CQG của tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế, đó là tình trạng thiếu giáo viên chưa được giải quyết dứt điểm; ngân sách đầu tư CSVC của nhiều địa phương còn hạn chế, trong khi công tác xã hội hóa gặp nhiều khó khăn... Điều này đòi hỏi các nhà trường cần tiếp tục quan tâm duy trì, củng cố, huy động các nguồn lực cho mục tiêu xây dựng trường chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước.
Bài và ảnh: Lê Phong
{name} - {time}
-
2025-01-13 11:17:00
Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng
-
2025-01-13 07:30:00
Việt Nam giành 17 huy chương Olympic Hóa học châu Á 2025
-
2024-05-20 09:54:00
Ngày 22 và 23/5, thí sinh dự thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024 - 2025
Những chính sách và điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo
Sự học ở Làng Chảo
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024
Quan tâm xây dựng trường chuẩn quốc gia, ngành giáo dục huyện Triệu Sơn ngày càng phát triển vượt bậc
Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông
[Infographics] - 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024
Hội đồng Anh lên tiếng sau kết luận tổ chức “thi chui” của Bộ GD-ĐT
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở Bá Thước
Thanh Hóa nằm trong các tỉnh có thí sinh đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT năm 2024 nhiều nhất