Hội viên phụ nữ khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP
Những năm qua, phong trào phụ nữ khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP đã được nhân rộng nhờ sự hỗ trợ tích cực của Hội LHPN tỉnh. Các hội viên, phụ nữ trên địa bàn đã phát huy đúng khả năng, sở trường của mình để tạo nên các ý tưởng khởi nghiệp độc đáo từ các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Từ đó, giúp phụ nữ phát triển kinh tế, làm chủ cuộc sống của mình, góp phần làm giàu cho mảnh đất quê hương.
Hai sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh của chị Nguyễn Thị Lan Anh ở thôn Ngưu Phương, xã Quảng Khê (Quảng Xương).
Là một trong số những hội viên phụ nữ khởi nghiệp thành công, chị Nguyễn Thị Lan Anh ở thôn Ngưu Phương, xã Quảng Khê (Quảng Xương) xây dựng sự nghiệp của mình bằng những bài thuốc nam. Sinh ra trong gia đình không có ai làm y, dược và cũng chưa một lần nghĩ mình sẽ theo nghề, cho đến khi về làm dâu ở đất Quảng Khê thấy bà con hằng ngày lên núi hái lá và tìm cây thuốc mang về bán cho các hàng thuốc nam trong tỉnh thì chị đã nảy ra ý tưởng khởi nghiệp với các sản phẩm từ thuốc lá nam với hy vọng biến những sản phẩm lợi thế ở địa phương thành cơ hội phát triển kinh tế. Sau một thời gian học hỏi, nghiên cứu những bài thuốc nam truyền thống, chị thuê bà con có đất trong làng Hà để trồng nguyên liệu, sau đó thu hoạch mang về chế biến từ sản phẩm thô sang sản phẩm hàng hóa và bảo quản để cung ứng ra thị trường. Đến nay, cơ sở sản xuất của chị đã có hơn 10 sản phẩm dược liệu, trong đó có 2 sản phẩm đạt OCOP 3 sao là lá xông hơi cảm lạnh và ngâm chân Mộc Việt.
Chia sẻ về hành trình dài của mình, chị cho biết: “Thời điểm đầu khởi nghiệp quả thật chẳng hề dễ dàng chút nào, nhất là đối với phụ nữ đang có con nhỏ như tôi. Bằng niềm đam mê khởi nghiệp và sự quyết tâm cao độ, mọi sản phẩm khi được tung ra thị trường đều là phiên bản hoàn hảo nhất sau khi được test qua nhiều bước kiểm định nghiêm ngặt. Tuy không sử dụng các chiến dịch truyền thông rầm rộ, nhưng nhờ ưu điểm là có nguồn gốc xuất xứ tự nhiên và an toàn, sản phẩm của tôi may mắn được nhiều khách hàng biết đến và sử dụng. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng thị trường và xây dựng thêm sản phẩm tham gia Chương trình OCOP”.
Đến nay, các sản phẩm từ thảo mộc của chị được bán trong tỉnh và một số tỉnh ngoài mang lại doanh thu từ 500 - 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 4 - 6 lao động thường xuyên với mức thu nhập 170.000 đồng/ngày.
Còn đối với chị Nguyễn Thị Sinh ở phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) đã tự xây dựng cơ sở sản xuất nem với thương hiệu Nem chua Sinh Tuyến. Từ những nguyên liệu như thịt lợn, thính, tỏi, ớt, nước mắm... qua bàn tay của chị đã trở thành món ăn cực kỳ hấp dẫn.
Theo chị Sinh, làm nem chua không khó, nhưng để ngon và đậm vị thì không phải ai cũng làm đúng, đều phải có bí quyết riêng. Tiêu chí đầu tiên muốn món ăn ngon thì nguyên liệu phải chuẩn. Sau đó phải lọc bỏ gân mỡ vì nếu thịt có dính mỡ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nem, nem không dai giòn và không còn độ kết dính. Tiếp đến là xay nhuyễn thịt đã loại bỏ kỹ gân và mỡ và tẩm ướp gia vị. Phần da lợn sẽ được cắt mỏng rồi luộc chín, sau đó đem trộn đều với phần thịt đã xay. Tuy nhiên, trong quá trình này còn bổ sung thêm thính gạo để ủ chín, hạt tiêu để tạo độ cay thơm cho sản phẩm. Để tạo hình dáng cho nem, thường thì cơ sở sẽ dùng máy đùn thịt và cắt theo khúc. Mỗi chiếc nem được kèm thêm chút tỏi, lá đinh lăng, ớt để làm cho hương vị nem hấp dẫn hơn.
Nhờ sử dụng nguyên liệu thơm ngon cộng thêm cách chế biến hấp dẫn, món nem chua của gia đình chị Sinh đã thu hút được nhiều khách hàng cả trong và ngoài tỉnh biết đến. Sản phẩm đã đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh vào năm 2022. Mỗi ngày cơ sở của chị cung ứng ra thị trường khoảng 12.000 quả nem vào mùa đông và 30.000 quả vào mùa hè, dịp tết có thể lên tới hàng vạn quả.
Có thể nói, nem chua Sinh Tuyến, lá xông hơi cảm lạnh và ngâm chân Mộc Việt chỉ là 3 trong số hàng chục mô hình khởi nghiệp thành công của hội viên phụ nữ trong tỉnh gắn với Chương trình OCOP. Các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã tích cực hỗ trợ, động viên và hướng dẫn chị em phụ nữ về kỹ năng khởi nghiệp, phát triển kinh tế theo mô hình HTX, quản trị cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp... Đồng thời, hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay khởi nghiệp, nhất là đối với các hồ sơ chỉ rõ được thế mạnh và hướng phát triển lâu dài của sản phẩm. Ngoài ra, các cấp hội còn tích cực quảng bá và giới thiệu sản phẩm OCOP của hội viên đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh thông qua các trang mạng xã hội, trang thương mại điện tử và các hội chợ lớn.
Hiện đã có thêm nhiều chị em phụ nữ đã mạnh dạn khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng vì không chỉ giúp cho bản thân phát triển kinh tế mà còn góp phần đưa các sản phẩm truyền thống của quê hương đến với nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Bài và ảnh: Chi Phạm
{name} - {time}
-
2024-12-23 07:00:00
Bản tin Tài chính 23/12: Giá vàng bật tăng trong tuần mới?
-
2024-12-22 15:40:00
EU nâng tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam lên 20%
-
2023-12-24 14:39:00
Phát triển vườn hộ ở các xã nông thôn mới nâng cao
Cẩm Thủy đưa công tác giảm nghèo đi vào thực chất, hiệu quả
Hội Giống cây trồng và Vật tư nông nghiệp Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ năm 2024
Đổi mới tư duy, phát triển nông nghiệp bền vững
Bảo vệ rừng tận gốc tại Quan Hóa
Lang Chánh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
Quan Sơn đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án
Năm 2023, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 4,16%
Mở rộng diện tích cây trồng thức ăn chăn nuôi
Hiệu quả hỗ trợ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực