(Baothanhhoa.vn) - Nắm bắt được nhu cầu thị trường, những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Triệu Sơn đã từng bước đưa những giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi. Trong đó, nổi bật có thể kể đến mô hình nuôi dúi tại xã Vân Sơn đã góp phần mở thêm một hướng phát triển kinh tế gia đình hiệu quả cho người dân.

Hiệu quả mô hình nuôi dúi ở huyện Triệu Sơn

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Triệu Sơn đã từng bước đưa những giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi. Trong đó, nổi bật có thể kể đến mô hình nuôi dúi tại xã Vân Sơn đã góp phần mở thêm một hướng phát triển kinh tế gia đình hiệu quả cho người dân.

Hiệu quả mô hình nuôi dúi ở huyện Triệu SơnMô hình nuôi dúi của gia đình ông Lê Trọng Lệ, xã Vân Sơn cho hiệu quả kinh tế cao.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lê Trọng Lệ, xã Vân Sơn trong một ngày cuối năm. Nhìn khuôn mặt rạng rỡ và nụ cười thân thiện của ông khi đang chăm sóc đàn dúi gần 2.000 con, ít ai biết rằng, để có được thành quả như ngày hôm nay là cả một quãng thời gian dài miệt mài tìm tòi, học hỏi, vượt qua bao khó khăn để tìm ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình của người nông dân đầy nhiệt huyết này. Được biết, trước đây ông Lệ là công nhân thi công xây lắp đập thủy điện nên phải đi làm xa nhà. Đến năm 2007, ông Lệ quyết định trở về quê lập nghiệp với ý chí quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Trở về quê lúc nào ông cũng đau đáu suy nghĩ phải trồng cây gì và nuôi con gì để có thể phát triển kinh tế một cách bền vững. Ông đã thử nuôi nhiều loài gia súc, gia cầm, tuy nhiên mấy lần nuôi gà, vịt và chăn nuôi lợn theo phương pháp truyền thống đã không mang lại hiệu quả, lại thêm dịch bệnh và chi phí lớn nên rất khó để phát triển. Vì thế, ông tìm hiểu và có ý định nuôi các loài có giá trị kinh tế cao hơn.

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, ông Lệ phát hiện ra giá trị kinh tế của con dúi, một động vật hoang dã nhưng rất dễ thuần hóa, nuôi dưỡng và được thị trường ưa chuộng. Thức ăn của chúng thường là tre, nứa non, các loại cỏ, củ và các thân cây như ngô, mía, những loài này rất dễ kiếm và sẵn có ở địa phương. Bên cạnh đó, do vấn nạn săn bắt nhiều trong tự nhiên nên số lượng dúi đang ngày càng giảm, vì thế trong tương lai con dúi sẽ mang lại giá trị kinh tế cao. Thời điểm bắt đầu, mô hình nuôi dúi còn ít, ông Lệ xây dựng chuồng trại và phải sang tận Lào để mua 100 con dúi giống về nuôi. Thời gian đầu chưa thành công, có đợt dúi bị bệnh, chết nhiều khiến ông mất trắng số tiền hơn 300 triệu đồng. Không nản chí, ông Lệ tiếp tục sang Lào học hỏi về kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng bệnh cho đàn dúi. Nắm bắt được đàn dúi bị bệnh là do chuồng trại vệ sinh không bảo đảm. Về quê, ông Lệ xây dựng lại khu nuôi hơn 100m2, bảo đảm vệ sinh luôn sạch sẽ, thoáng mát. Đến nay, nhờ được chăm sóc cẩn thận nên đàn dúi của gia đình ông Lệ luôn duy trì ổn định với 4 trại nuôi khoảng 2.000 con. Những con dúi con phát triển tốt khoảng 7 - 8 tháng là có thể sinh sản. Mỗi năm đàn dúi sinh sản khoảng 3 - 4 lứa, mỗi con dúi mẹ sinh mỗi lứa từ 3 - 5 con. Mỗi con non từ khi sinh ra khoảng 1 - 2 tháng là có thể đem bán làm con giống. Những con dúi thương phẩm sau 5 - 6 tháng có thể đạt trọng lượng trên 1kg. Dúi thương phẩm được bán với giá 800 nghìn đến 1 triệu đồng/kg; dúi giống có giá dao động từ 3 triệu đến 6 triệu/cặp tùy vào tháng tuổi. Từ mô hình nuôi dúi, mỗi năm gia đình ông có thu nhập từ 600 - 800 triệu đồng. Dúi thương phẩm của gia đình ông Lệ được các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh đến đặt hàng, có thời gian không đủ dúi xuất bán. Hiện, ngoài mở rộng trang trại, ông Lệ sẵn sàng hỗ trợ người dân địa phương về nguồn giống cũng như chuyển giao khoa học - kỹ thuật chăn nuôi để cùng phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Ông Lê Xuân Trường, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Triệu Sơn, cho biết: Hội Nông dân huyện đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ các hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các cây, con có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Trong đó, nổi bật là mô hình chăn nuôi dúi sinh sản, toàn huyện đang có khoảng 20 hộ chăn nuôi dúi, trong số đó mô hình nuôi dúi thương phẩm của gia đình ông Lê Trọng Lệ, xã Vân Sơn đang cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ nhân rộng mô hình nuôi dúi và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật để người dân thực hiện, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]