Hậu Lộc phát triển thủy sản bền vững gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Tại xã Hòa Lộc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Huân, phấn khởi cho biết: Với địa hình giáp biển, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc) có tổng diện tích đất nông nghiệp 418,3ha, trong đó có 89,2ha làm muối. Nghề làm muối bấp bênh, dù cho thời tiết thuận lợi song thu nhập từ nghề muối vẫn rất thấp. Nhiều năm bất lợi về thời tiết, đời sống diêm dân trong xã càng khó khăn hơn.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao tại xã Hòa Lộc.
Khắc phục bất lợi, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm vừa qua, xã Hòa Lộc đã tập trung chuyển đổi diện tích sản xuất muối sang phát triển các mô hình trang trại nuôi thủy sản, mở rộng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao... với 19,7ha được tích tụ, tập trung. Đến tháng 2/2025, đã chuyển đổi được 85ha sản xuất lúa kém hiệu quả và đồng làm muối cho thu nhập thấp sang nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú, cá... nâng tổng diện tích nuôi thủy sản toàn xã lên hơn 147ha. Trong đó, gần 30ha nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, diện tích còn lại nuôi bán thâm canh. Xã Hòa Lộc có 317 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản. Hàng chục hộ gia đình đã làm giàu từ nghề nuôi thủy sản. Năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản của xã Hòa Lộc đạt 512 tấn.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (NQ 36), Ban Thường vụ Huyện ủy Hậu Lộc đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động về thực hiện NQ 36. Chỉ đạo UBND huyện hàng năm xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, như kế hoạch chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn huyện; kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu huyện Hậu Lộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Những năm vừa qua, huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, như quy hoạch tổng thể ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn chi tiết đến từng xã, từng vùng, bảo đảm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, cơ sở. Cùng với việc vận dụng các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh, huyện Hậu Lộc đã ban hành một số chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành thủy sản; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thủy sản; nghiên cứu và nhân rộng công nghệ sinh sản đối với giống cua, ngao, tôm sú; phát triển vùng nuôi thủy sản thâm canh tập trung ứng dụng công nghệ cao; triển khai sâu rộng Luật Thủy sản 2017 đến chính quyền và người dân...
Đối với khai thác, hiện nay huyện Hậu Lộc có 572 tàu cá, trong đó có 206 phương tiện khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Toàn bộ 100% tàu cá xa bờ hoạt động trên biển đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Quản lý hoạt động khai thác nhằm mục tiêu khai thác bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện quy chế quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và quy định của Luật Thủy sản 2017. Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Huyện có 133 tổ đoàn kết trên biển, đã giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong quá trình khai thác thủy sản. Hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá: đóng sửa tàu thuyền, cung cấp dịch vụ hàng hóa qua Cảng cá Hòa Lộc tiếp tục được quan tâm đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ hàng hóa của ngư dân. Toàn huyện có gần 4.000 lao động tham gia khai thác thủy sản trên biển. Nhiều tàu cá tham gia khai thác xa bờ, cho hiệu quả kinh tế khá cao gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Huyện Hậu Lộc đã và đang chuẩn bị tốt các điều kiện thả nuôi 1.800ha thủy sản vụ xuân hè năm 2025. Trong đó: nước mặn 570ha, nước lợ 550ha, diện tích còn lại là nước ngọt. Tiếp tục chỉ đạo tích tụ, tập trung đất đai phát triển sản xuất thủy sản theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao ở các xã: Đa Lộc, Hòa Lộc, Phú Lộc, Hải Lộc, Quang Lộc, Hưng Lộc, Minh Lộc, Xuân Lộc... Chuyển dịch diện tích nuôi trồng thủy sản theo hình thức quảng canh sang quảng canh cải tiến; đưa một số mô hình từ quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Tuyên truyền để người dân đầu tư nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, quan tâm phát triển đối tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao như tôm thẻ chân trắng. Chủ động chuyển hàng trăm ha đất trồng lúa sâu trũng và đất sản xuất muối kém hiệu quả, vùng ven đê nhiễm mặn sang sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp. Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi công nghệ cao, siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng trong nhà bạt, nhà màng tại một số xã. Kêu gọi đơn vị, cá nhân đầu tư vùng nuôi thủy sản tập trung với diện tích trên 300ha tại 2 xã (Đa Lộc, Xuân Lộc),... góp phần để nuôi trồng thủy sản của huyện phát triển hiệu quả.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định rõ, kinh tế thủy sản là một trong những lĩnh vực thế mạnh và trọng tâm của huyện. Để phát huy tiềm năng kinh tế biển, nâng cao năng lực khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, huyện Hậu Lộc tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác thủy hải sản theo hướng vươn khơi, tăng công suất máy và phương tiện, đầu tư trang thiết bị tiên tiến. Khuyến khích các chủ hộ đầu tư đóng mới phương tiện có công suất lớn vươn khơi, phát triển các đội tàu thu mua, cải hoán tàu thuyền, nâng cấp công suất máy. Nâng cấp cơ sở đóng sửa tàu thuyền đủ khả năng đóng mới và sửa chữa cho các phương tiện khai thác thủy sản trong huyện. Tăng cường tuyên truyền cho ngư dân về chủ quyền biển đảo...
“UBND huyện tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch liên quan đến biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa các ngành, địa phương, kết nối hạ tầng giao thông, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển. Nâng cấp, nạo vét luồng lạch cảng cá, cơ cấu lại các nghề khai thác thủy sản, khuyến khích nâng cấp, cải hoán tàu cá vươn khơi bám biển, các tàu cá tổ chức khai thác thủy sản theo tổ đội, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Ứng dụng công nghệ mới vào phát triển sản xuất như mô hình nuôi thâm canh trong nhà màng, nhà lưới, áp dụng các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại cho các tàu cá, khai thác, bảo quản thủy sản... Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, nước ngọt theo hướng thâm canh công nghệ cao, cấp mã vùng nuôi đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của Luật Thủy sản và xuất khẩu sang các thị trường. Để cho người dân nuôi trồng yên tâm đầu tư, nâng cao giá trị nuôi nước mặn, huyện đang tiến hành lập điều chỉnh quy hoạch vùng triều với diện tích trên 4.000ha, trong đó dành 1.000ha để cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản; 1.000ha để duy trì bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển du lịch cộng đồng, 2.000ha để làm vùng đi lại và đánh bắt chung. Phát triển kinh tế thủy sản hiệu quả, bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện ven biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc” - đồng chí Trịnh Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho biết.
Bài và ảnh: Thu Hòa
{name} - {time}
-
2025-02-10 07:28:00
Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi
-
2025-02-10 07:00:00
Bản tin Tài chính 10/2: Sau 1 tuần lỗ đậm, giá vàng tuần mới dự báo thế nào?
-
2025-02-09 10:13:00
Thành lập Cụm công nghiệp Xuân Cao 2, huyện Thường Xuân
Giao “KPI” cho từng ngành, địa phương: “Kim chỉ nam” cho tăng trưởng
Bên bán điện bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gấp hơn 5,1 lần so với cùng kỳ năm 2024
Tăng cường công quản lý Nhà nước về giá đất
Bản tin Tài chính 9/2: “Lỗ nặng” sau ngày vía Thần tài, giá vàng dự báo khởi sắc
Dừng hoạt động, Temu buộc phải hoàn tiền cho khách hàng Việt Nam
Từ cây mía đến tín chỉ carbon
Ban Quản lý rừng phòng hộ Mường Lát: Bảo vệ gắn với phát triển rừng hiệu quả
Người mua vàng vía thần Tài lỗ nặng