(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hằng năm trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra các vụ tai nạn do mất an toàn lao động (ATLĐ), gây tử vong và bị thương nhiều người. Điều này đang đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm hơn đến ATVSLĐ.

Giải pháp đẩy lùi tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Những năm qua công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hằng năm trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra các vụ tai nạn do mất an toàn lao động (ATLĐ), gây tử vong và bị thương nhiều người. Điều này đang đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm hơn đến ATVSLĐ.

Giải pháp đẩy lùi tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệpChế tạo sản phẩm cơ khí tại Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật PTSC Thanh Hóa (Khu Kinh tế Nghi Sơn). (Ảnh minh họa)

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong năm 2024 do một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm hoặc thờ ơ với công tác ATVSLĐ, nhất là ở những ngành nghề mang tính chất nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm dẫn đến xảy ra 6 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi sản xuất, làm 6 người chết và 1 người bị thương. Đơn cử như các vụ TNLĐ xảy ra tại núi đá Hang Dơi trên địa bàn thị xã Nghi Sơn thuộc phạm vi khai thác của Công ty TNHH Xây dựng giao thông thủy lợi Giang Sơn, xã Tân Trường, làm 1 người chết; TNLĐ xảy ra trên địa bàn huyện Yên Định, tại khu vực khai thác đá của Công ty TNHH SXTM Hưng Tùng, thị trấn Yên Lâm, làm 1 người chết và 1 người bị thương; TNLĐ tại Trường Tiểu học Thành Yên, Thạch Thành làm 1 người chết... Các vụ TNLĐ xảy ra thường để lại hậu quả nặng nề, lâu dài cho người lao động, gia đình và xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến những nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ TNLĐ, hằng năm Sở LĐTB&XH phối hợp với các ngành, các cấp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về ATVSLĐ; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về ATVSLĐ; góp phần nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân về công tác ATVSLĐ. Cùng với đó, Sở LĐTB&XH đã tăng cường thanh, kiểm tra công tác ATVSLĐ, nhất là tại các cơ sở sản xuất công nghiệp có dây chuyền máy móc quy mô lớn, phức tạp, để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời, chủ động tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động, ATVSLĐ và bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức huấn luyện cho người lao động làm nghề, đặc biệt những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hướng tới mục tiêu bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho người lao động.

Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hoàng Ngọc Trung, cho biết: Để ngăn ngừa tình trạng TNLĐ cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về ATVSLĐ để người lao động, doanh nghiệp nắm bắt và tự phòng, chống. Bên cạnh đó, các cấp, ngành chức năng cần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước; tăng cường thanh, kiểm tra và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong công tác này. Qua công tác thanh, kiểm tra vừa siết chặt quản lý, xử lý sai phạm, vừa đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động. Hướng dẫn họ thực hiện các giải pháp bảo đảm ATLĐ cho người lao động một cách hiệu quả nhất, trong đó chú trọng tới vấn đề cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, việc sử dụng, khai báo, đăng ký, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ trong sản xuất, kinh doanh; vấn đề chăm sóc sức khỏe người lao động, khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động... Ngoài ra, phải có cơ chế răn đe, xử phạt nghiêm các trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật để xảy ra các vụ TNLĐ nghiêm trọng.

Cùng với những giải pháp trên, để giảm thiểu TNLĐ, các doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn trong mọi điều kiện; trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật bảo hộ lao động. Ưu tiên và coi trọng biện pháp phòng ngừa, bảo đảm công tác ATVSLĐ gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. Về lâu dài, cần khắc phục tình trạng buông lỏng khâu thẩm định phương án bảo đảm an toàn trong hồ sơ cấp phép sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; xem xét, bổ sung và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm an toàn đối với các doanh nghiệp đã cấp phép và đang hoạt động, nhất là những ngành nghề có nhiều yếu tố độc hại, nguy hiểm, nguy cơ mất an toàn cao. Thêm một giải pháp quan trọng nữa, đó là các cấp, ngành liên quan cần siết chặt quản lý, thường xuyên giám sát, nhắc nhở, yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm hơn đối với người lao động, và thực hiện các quy định về ATVSLĐ. Về phía người lao động cũng phải nâng cao ý thức, tự giác chấp hành các quy định về ATVSLĐ, tích cực tuyên truyền người thân, đồng nghiệp cùng thực hiện tốt công tác này. Có như vậy mới bảo đảm được môi trường lao động an toàn, hiệu quả, TNLĐ mới không còn là nỗi lo của người lao động, của mỗi gia đình và xã hội.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]