Dự án 8 - những thông điệp ý nghĩa về bình đẳng giới và sự đổi thay
Đến thời điểm này, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức và chất lượng cuộc sống của phụ nữ và trẻ em vùng miền núi khó khăn.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hội LHPN tỉnh, chính quyền địa phương và các đại biểu tham quan triển lãm ảnh tại sự kiện “Thanh Sơn ngày mới”.
Gặp em Phạm Yến Quỳnh, tổ trưởng câu lạc bộ (CLB) Thủ lĩnh của sự thay đổi, Trường THCS Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc) tại hội thi “Người thủ lĩnh tài năng” vừa tổ chức tại TP Sầm Sơn, được em chia sẻ: "CLB có 10 thành viên là học sinh lớp 7, 8, 9 của trường. Tham gia hội thi, chúng em được thầy cô, nhà trường và hội phụ nữ quan tâm, động viên, hướng dẫn nên tự tin tham gia các phần thi. Đây là một trong những trải nghiệm, hoạt động của CLB, giúp mỗi thành viên có thêm kiến thức, kỹ năng để truyền năng lượng, thông điệp bình đẳng giới, phòng chống bạo lực học đường... cho các bạn cùng trang lứa. Một số thành viên của CLB trước đây nhút nhát, nhưng khi tham gia CLB, các bạn đã mạnh dạn, tự tin hơn nhiều.
Thành lập năm 2023, CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi, Trường THCS Nguyệt Ấn là một trong số 53 CLB của cả tỉnh thành lập theo Dự án 8 đang hoạt động khá hiệu quả. Các thành viên CLB được tập huấn kiến thức, kỹ năng điều hành, sinh hoạt, kiến thức cơ bản về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, phòng chống bạo lực học đường... Dự án hỗ trợ mỗi CLB 1 chiếc loa mini để sử dụng trong quá trình truyền thông. Hàng tháng, CLB sinh hoạt một lần với nhiều hoạt động phong phú, giúp các em biết lên tiếng tự bảo vệ bản thân, thay đổi cách nghĩ, cách học, cách làm trong cuộc sống, dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu không còn phù hợp trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.
Xã Thanh Sơn (Như Xuân) là đơn vị chỉ đạo điểm của Trung ương Hội LHPN Việt Nam về thực hiện mô hình “Địa chỉ tin cậy” của Dự án 8. Trước năm 2021, xã Thanh Sơn có 23 gia đình có hành vi bạo lực. Sau khi xây dựng mô hình “Địa chỉ tin cậy”, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, các hoạt động hỗ trợ vốn vay cho hội viên phát triển sản xuất được triển khai nhanh hơn... Đời sống vật chất được nâng lên, nhận thức xã hội cũng ngày một tân tiến. Các hộ gia đình có nguy cơ bạo lực đều ký cam kết nên ít tái phạm hơn. Ngoài mô hình điểm của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, các mô hình khác của dự án, như: “Tổ truyền thông cộng đồng”, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” cũng được Hội LHPN huyện chỉ đạo thành lập tại xã để cùng phối hợp truyền thông, tổ chức các hoạt động, giúp người dân và phụ nữ thay đổi dần nếp nghĩ, cách làm. Qua đó khích lệ, tạo điều kiện để phụ nữ và trẻ em thực hiện được những khát vọng và ước mơ của mình; tích cực phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động cộng đồng, đặc biệt là hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao...
Đồng chí Lương Văn Nhất, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn, cho biết: Dự án 8 có nhiều hoạt động thiết thực, tác động thay đổi nhận thức và hành động của người dân về bình đẳng giới. Đặc biệt là số đông nam giới đã chia sẻ công việc gia đình, thương yêu vợ con, chí thú làm ăn; những tập tục văn hóa không còn phù hợp từng bước giảm dần...
Trên đây là 2 mô hình của Dự án 8, là dự án đầu tiên và có đặc thù về giới được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là dự án mới, khó, được triển khai trên địa bàn 51 tỉnh, với 13.222 thôn, bản cả nước, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Tại Thanh Hóa, dự án được thực hiện tại 12 huyện, thị xã có đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài mô hình điểm của Trung ương Hội, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo điểm thành lập “Tổ truyền thông cộng đồng” (Ngọc Lặc); CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” (Mường Lát), “Địa chỉ tin cậy” (Quan Sơn) để nhân rộng ra toàn tỉnh.
Kinh phí dự án thực hiện năm 2022 là trên 6 tỷ đồng; năm 2023 là 16 tỷ 588 triệu đồng; năm 2024 là 19 tỷ 451 triệu đồng; dự kiến năm 2025 là 19 tỷ 451 triệu đồng. Dự án 8 có 4 nội dung được triển khai linh hoạt, gồm: tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động; trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.
Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 318 “Tổ truyền thông cộng đồng”; 46 “Địa chỉ tin cậy”; 53 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; 14 mô hình sinh kế, tổ hợp tác, HTX do phụ nữ làm chủ ứng dụng khoa học - công nghệ 4.0; tổ chức 130 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản; tổ chức 1.684 sự kiện truyền thông tại cộng đồng cho 117.800 lượt người; 350 lớp tập huấn tại địa bàn dự án với hơn 12 ngàn lượt người tham gia...
Nhiều hoạt động nổi bật của dự án được Hội LHPN tỉnh tổ chức quy mô lớn, tạo sự lan tỏa, như: tọa đàm “Bàn giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý tại địa phương”; hội thi “Người thủ lĩnh tài năng”; liên hoan các mô hình sáng tạo trong truyền thông thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình; phối hợp với Trung ương Hội tổ chức chuỗi sự kiện với chủ đề “Gia đình gắn kết yêu thương”; phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện “Thanh Sơn ngày mới” tại xã Thanh Sơn...
Có thể nói, các nội dung hoạt động, mô hình của Dự án 8 được triển khai đồng loạt, có chiều sâu góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giới và bình đẳng giới; thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em. Dự án còn góp phần tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thu hút sự quan tâm, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện bình đẳng giới tại địa phương.
Bài và ảnh: Lê Hà
{name} - {time}
-
2024-12-22 09:50:00
Mở Đường (Bài 3): Trên đường ta đi tới...
-
2024-12-22 07:49:00
Vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng: Bác sỹ tâm lý nói gì về hung thủ?
-
2024-11-08 16:45:00
TP Thanh Hóa xóa “điểm đen, điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông
Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển
Sắp vận hành cổng thông tin cấp thị thực điện tử mới với nhiều cải tiến
Hàng không tổ chức trực 24/24 giờ nhằm ứng phó với bão Yinxing
Cháy và việc phòng cháy!
Bão Yinxing đang hướng vào Biển Đông với sức gió giật cấp 17
Giải pháp cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống
Lan tỏa phong trào hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo
Công dân viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân
Giáo dục giới tính cho trẻ, hãy bắt đầu từ mỗi gia đình