(Baothanhhoa.vn) - Tôi đồng tình với nội dung Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, đặc biệt là phần đánh giá công tác lao động, việc làm, an sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Đây là lĩnh vực đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng. Tuy nhiên, để lĩnh vực này thực sự trở thành khâu đột phá, đóng góp hiệu quả vào mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, cần làm rõ hơn một số định hướng then chốt.

Đột phá phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững

Tôi đồng tình với nội dung Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, đặc biệt là phần đánh giá công tác lao động, việc làm, an sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Đây là lĩnh vực đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng. Tuy nhiên, để lĩnh vực này thực sự trở thành khâu đột phá, đóng góp hiệu quả vào mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, cần làm rõ hơn một số định hướng then chốt.

Đột phá phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững

Trước tiên, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần được đặt ở vị trí trung tâm, gắn chặt với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo việc làm bền vững. Dù tỷ lệ lao động qua đào tạo đã đạt khoảng 75%, nhưng số người có bằng cấp, chứng chỉ mới chỉ chiếm 30%, chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số và công nghiệp hóa. Mục tiêu đến năm 2030 cần nâng tỷ lệ này lên 35%, đồng thời đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với thị trường, nhất là trong các ngành có lợi thế như: công nghiệp chế biến, công nghệ thông tin, logistics, du lịch...

Cùng với đó, cần xây dựng hệ thống thị trường lao động hiện đại, tích hợp số liệu từ doanh nghiệp và người lao động, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc xây dựng trung tâm dịch vụ việc làm số, thúc đẩy sàn giao dịch việc làm, dự báo cung - cầu, tư vấn nghề nghiệp, kết nối tuyển dụng sẽ tạo ra kênh điều tiết hiệu quả, đặc biệt trong xu thế mở rộng thị trường lao động ngoài nước.

Ngoài ra, việc hỗ trợ các nhóm lao động yếu thế, người nghèo, người mất việc làm do biến đổi khí hậu, dịch bệnh hay chuyển đổi nghề nghiệp cần được chú trọng. Cần có cơ chế đặc thù về nhà ở, đào tạo lại, vốn vay khởi nghiệp nhằm đảm bảo tiếp cận cơ hội việc làm công bằng.

Từ những vấn đề trên, tôi đề nghị Dự thảo nhấn mạnh rõ nội dung “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và việc làm bền vững” là một trong những giải pháp trọng tâm trong chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội. Đây chính là yếu tố nền tảng để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước.

Hoàng Ngọc Trung

Phó Giám đốc Sở Nội vụ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]