(Baothanhhoa.vn) - Với đặc thù là huyện chiêm trũng, có sông Yên chảy qua nên vào mùa mưa bão, huyện Nông Cống thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt. Để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra, ngoài tu sửa, nâng cấp đê điều, hệ thống tiêu, thoát nước, huyện còn chỉ đạo các xã, thị trấn chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác phòng, chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ”.

Nông Cống chủ động phòng chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Với đặc thù là huyện chiêm trũng, có sông Yên chảy qua nên vào mùa mưa bão, huyện Nông Cống thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt. Để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra, ngoài tu sửa, nâng cấp đê điều, hệ thống tiêu, thoát nước, huyện còn chỉ đạo các xã, thị trấn chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác phòng, chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ”.

Nông Cống chủ động phòng chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ”Ông Thái Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn giới thiệu 3 xuồng chạy bằng động cơ phục vụ công tác phòng, chống lụt bão của địa phương.

Nằm ở vùng thấp trũng nhất của huyện nên vào mùa mưa bão, xã Tượng Sơn thường xuyên bị ngập úng bởi những trận mưa kéo dài và những đợt xả lũ từ hồ Yên Mỹ. Vì vậy, để chủ động ứng phó với mọi tình huống, xã đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, lãnh đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân trong phòng, tránh thiên tai.

Ông Thái Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn, cho biết: Vào mùa mưa bão, ngoài chuẩn bị tốt các phương án phòng chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư và hậu cần tại chỗ), xã còn thực hiện nghiêm việc trực ban 24/24 giờ. Đồng thời, vận động Nhân dân chuẩn bị bè, mảng, thuyền nan, gia cố nhà cửa, dự trữ các mặt hàng thiết yếu, nhất là lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh, các nhu yếu phẩm khác để chủ động đối phó và khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra. Riêng đối với 2 thôn ngoại đê là Bồng Sơn và Kén, do nằm ở vùng thấp trũng nhất nên mỗi khi hồ Yên Mỹ thực hiện xả lũ, có hàng chục hộ dân bị ngập lụt. Để đảm bảo tính mạng, tài sản cho các hộ dân này, xã, thôn đã xây dựng phương án di dời các hộ đến nơi trú ngụ an toàn. Theo ông Cường, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho mọi tình huống khi xảy ra tình trạng ngập lụt đã được địa phương chuẩn bị chu đáo.

Nông Cống có 29 xã, thị trấn, trong đó có 9 xã nằm trong vùng trọng điểm thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa bão như Tượng Sơn, Minh Khôi, Minh Nghĩa, Vạn Thiện... Để chủ động phòng chống thiên tai (PCTT) trong mùa mưa bão năm nay, huyện Nông Cống đã kiện toàn ban chỉ huy PCTT, tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và phòng thủ dân sự các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đồng thời, xây dựng phương án, kế hoạch PCTT, TKCN năm 2023, trong đó có các phương án di dời, sơ tán người dân những vùng có khả năng xảy ra lũ, ngập sâu... Bên cạnh đó, huyện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó với thiên tai kịp thời đến các tầng lớp nhân dân. Bảo đảm an toàn tính mạng cho nhân dân các thôn ven sông, các hồ đập và các thôn vùng trũng có nguy cơ ngập úng chủ động chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ”,... sẵn sàng ứng phó, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra.

Ông Lương Văn Hùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống, cho biết: Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” được các địa phương trên địa bàn huyện chuẩn bị khá chu đáo. Ngoài ra, huyện đang tập trung tu sửa, nâng cấp 7 công trình phục vụ công tác phòng, chống lụt bão, như đoạn đê hữu sông Hoàng thuộc xã Tế Nông; đoạn đê bao Ngọc Lẫm xã Trường Giang; trạm bơm Đồng Hậu, xã Minh Khôi; trạm bơm Bến Chuồng xã Công Chính... Các công trình này hiện đang được đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ với khối lượng đạt trên 95%.

Tuy nhiên, với gần 100 km đê và 29 hồ đập, các công trình này xây dựng đã lâu và hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy huyện đang rất cần sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực từ cấp trên để tu sửa các tuyến đê và hồ đập xuống cấp, đặc biệt là các tuyến đê hữu sông Hoàng đoạn từ xã Hoàng Giang đi Tế Nông; tuyến đê tả sông Yên đoạn từ xã Minh Nghĩa đi Minh Khôi và sửa chữa, nâng cấp 3 hồ đập gồm: hồ Nổ Cái xã Công Liêm, hồ Trại Lợn xã Công Chính, hồ Đồng Vễn xã Tượng Lĩnh...

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]