(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, các tổ chức hội, đoàn thể: hội nông dân, hội LHPN, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên, là những cầu nối quan trọng giúp người dân trên địa bàn tỉnh có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua đó, đưa hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) ngày càng đi vào ổn định, góp phần giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.

Thực hiện tốt công tác ủy thác tín dụng chính sách

Những năm qua, các tổ chức hội, đoàn thể: hội nông dân, hội LHPN, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên, là những cầu nối quan trọng giúp người dân trên địa bàn tỉnh có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua đó, đưa hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) ngày càng đi vào ổn định, góp phần giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.

Thực hiện tốt công tác ủy thác tín dụng chính sáchCán bộ NHCSXH Ngọc Lặc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi tại khu phố Ngọc Minh, thị trấn Ngọc Lặc.

Chị Phạm Thị Sinh, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở khu phố Ngọc Minh, thị trấn Ngọc Lặc, thuộc Hội LHPN thị trấn Ngọc Lặc quản lý, cho biết: Trước ngày giao dịch hàng tháng khoảng một tuần, chị đã đôn đốc, nhắc nhở các hộ vay vốn chuẩn bị tiền nộp lãi, trả nợ đối với các khoản nợ sắp đến hạn và thu lãi của các hộ vay. Nhiều khi phải đến tận nhà các hộ vay đôn đốc nợ, thu lãi vì các hộ do bận rộn nên quên ngày trả nợ. Cùng với các hoạt động hỗ trợ về vốn, hội phụ nữ các cấp còn tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nhằm nâng cao năng lực lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho chị em phụ nữ áp dụng phát triển kinh tế. Với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do hội quản lý, hàng năm, số hội viên thuộc diện nghèo đều giảm xuống đáng kể.

Với phương châm “đưa vốn đến gần dân hơn”, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác dễ dàng tiếp cận với dịch vụ tài chính ngân hàng, giảm bớt thời gian, chi phí đi lại, đến nay, các phường, xã, thị trấn trong tỉnh đều có điểm giao dịch của NHCSXH. Đây chính là nơi hội tụ của ngân hàng, các tổ chức hội, đoàn thể, chính quyền địa phương và Nhân dân cùng thực hiện quyền, nghĩa vụ trong các chương trình vay vốn tại địa phương. Trước hết, tại các điểm giao dịch, NHCSXH công khai các chế độ, chính sách, lãi suất cho vay từng chương trình, công khai danh sách hộ gia đình được giải ngân vốn vay, thông báo các quy định mới về các chương trình tín dụng... Đây không chỉ là phương tiện để công khai, minh bạch các chương trình cho vay ưu đãi, mà còn là một hình thức tuyên truyền hiệu quả giúp Nhân dân nắm rõ các quy định và nâng cao hiểu biết về mục đích, ý nghĩa của từng chương trình cho vay, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các đối tượng sử dụng vốn. Đến ngày 30-10, bốn tổ chức hội, đoàn thể trong tỉnh đang quản lý 6.696 tổ TK&VV, với 248.891 hộ vay; dư nợ ủy thác cho vay đạt hơn 10,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 98% tổng dư nợ. Trong đó, hội nông dân hiện đang quản lý 2.368 tổ, với 85,196 hộ còn dư nợ, số tiền gần 3,6 nghìn tỷ đồng; hội LHPN quản lý 2.626 tổ, với 100.542 hộ vay vốn, số tiền gần 4.300 tỷ đồng; hội cựu chiến binh quản lý 995 tổ, gồm 35.424 hộ vay vốn, với số tiền hơn 1.521 tỷ đồng; đoàn thanh niên quản lý 707 tổ, với 26.038 hộ vay vốn, số tiền hơn 1.189 tỷ đồng.

Các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác luôn tham gia đầy đủ các buổi giao ban với NHCSXH nên các vướng mắc trong quá trình hoạt động được giải đáp kịp thời, hạn chế những tồn tại phát sinh. Đồng thời, phổ biến kịp thời đến người dân các chủ trương, chính sách mới, như, Chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm đối với lao động từ vùng dịch trở về, mức vay mới đối với một số chương trình tín dụng chính sách... Các tổ chức, đoàn thể nhận ủy thác đã chỉ đạo các tổ TK&VV tổ chức họp bình xét cho vay bảo đảm dân chủ, công khai trên cơ sở danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo. Vì vậy nguồn vốn cho vay luôn bảo đảm đúng đối tượng, đúng mục đích và phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Trong quá trình thực hiện các chương trình cho vay, các tổ chức nhận ủy thác, tổ trưởng tổ TK&VV phối hợp với NHCSXH tích cực đôn đốc thu hồi, xử lý nợ gốc, lãi; từ đó đảm bảo nợ đến hạn cơ bản được xử lý, tỷ lệ thu lãi đạt hơn 99%.

Có thể thấy, những năm qua, hoạt động vay vốn thông qua các tổ chức hội, đoàn thể ở các địa phương được thực hiện khá chặt chẽ, các cấp hội, đoàn thể tuân thủ nghiêm ngặt những công đoạn, quy trình cho vay. Nhờ đó, chất lượng tín dụng ủy thác thông qua các tổ chức hội, đoàn thể ngày càng được nâng lên. Cùng với việc duy trì các điểm giao dịch tại xã, các tổ TK&VV của tổ chức nhận ủy thác đã và đang khẳng định vị trí và vai trò không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của NHCSXH.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]