(Baothanhhoa.vn) - Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng những giải pháp linh hoạt, cách làm sáng tạo, đặc biệt là sự tin tưởng, đoàn kết và đồng thuận của Nhân dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM trên địa bàn huyện Như Thanh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Đảng bộ huyện Như Thanh thực hiện đồng bộ các giải pháp để cán đích huyện NTM

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng những giải pháp linh hoạt, cách làm sáng tạo, đặc biệt là sự tin tưởng, đoàn kết và đồng thuận của Nhân dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM trên địa bàn huyện Như Thanh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Đảng bộ huyện Như Thanh thực hiện đồng bộ các giải pháp để cán đích huyện NTMHTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ có 3 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hàn Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, cho biết: Trong những năm qua, chương trình XDNTM đã được các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân trong huyện Như Thanh tích cực triển khai thực hiện rộng khắp trên phạm vi toàn huyện. Trong đó, huyện đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị và các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đồng thời, huyện cũng đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản của cấp trên về chương trình XDNTM đến các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên trong huyện bằng nhiều hình thức. Mặt khác, tổ chức họp giao ban, sơ kết, tổng kết để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và định hướng, giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Bên cạnh đó, đảng bộ, chính quyền huyện Như Thanh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của việc XDNTM, thấy được vai trò, nhiệm vụ của mình trong thực hiện các tiêu chí... Qua tuyên truyền, vận động đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Cùng với đó, chỉ đạo tất cả các địa phương thực hiện phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Đối với những tiêu chí khó, cần phải huy động nội lực, ngoại lực, các địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể để chỉ đạo, vừa bảo đảm đúng lộ trình, vừa phù hợp với khả năng huy động sức dân. Một trong những vấn đề khó nhất trong XDNTM là nguồn vốn. Trong khi nhiều nơi vẫn đang vừa làm vừa chờ sự hỗ trợ của Nhà nước thì Như Thanh đã chủ động vượt khó và tìm cách làm sáng tạo, đó là tập trung huy động đa dạng các nguồn lực, trong đó lấy Nhân dân làm chủ thể và vận dụng, tranh thủ tối đa các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh.

Để kích cầu các nguồn lực trong XDNTM, huyện cũng đã ban hành một số nghị quyết về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ thực hiện một số đề án như: Chính sách hỗ trợ kinh phí mua giống lúa lai; chính sách hỗ trợ mua máy ép phân viên nén dúi sâu; chính sách hỗ trợ dồn điền, đổi thửa... Mặc dù kinh phí hỗ trợ không nhiều, song đã có tác dụng lớn trong kích thích, kích cầu các địa phương, Nhân dân thực hiện các mục tiêu đề ra. Nhiều phong trào tạo được hiệu ứng lan tỏa sâu rộng ở các địa phương đã tạo nên “luồng gió mới” thúc đẩy thi đua XDNTM trong toàn xã hội, như phong trào “Hiến đất mở rộng nền đường”, “Cây mía - XDNTM”, "Xây dựng hố xử lý rác ở mỗi gia đình”...

Đặc biệt, huyện Như Thanh xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung trọng tâm, cốt lõi trong XDNTM. Trong quá trình triển khai, cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cả hệ thống chính trị trên địa bàn đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ các giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích tụ tập trung đất đai, ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu... Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được trên 104 ha đất lúa sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn; chuyển đổi 53,72 ha đất trồng cây hằng năm kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế; phát triển 1.712 ha vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; tích tụ được 851 ha để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền huyện Như Thanh còn tích cực quan tâm tạo điều kiện thu hút đầu tư và đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành, nghề nông thôn. Trong đó, huyện đã chú trọng công tác quy hoạch nhằm đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất cho các nhà đầu tư triển khai dự án. Đồng thời, bố trí nguồn ngân sách đầu tư hạ tầng, công trình trọng điểm tại các khu, cụm công nghiệp. Ngoài ra, huyện còn đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp cận nguồn vốn, khoa học - công nghệ, tư vấn pháp lý. Cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, dự án kêu gọi đầu tư, tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền, địa phương trong huyện cho các nhà đầu tư... Vì vậy, hằng năm huyện đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực như thủy lợi, giao thông trọng điểm... Với cách làm sáng tạo, cẩn trọng, chắc chắn, chương trình XDNTM ở huyện Như Thanh được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia, tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, tư duy. Đến nay, toàn huyện đã có 9 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 71 thôn đạt chuẩn NTM, 17 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; số tiêu chí NTM bình quân toàn huyện đạt 16,62 tiêu chí/xã.

Để phấn đấu trở thành huyện NTM trong năm 2024, Như Thanh đã đề ra giải pháp đó là: Tập trung chỉ đạo thực hiện các tiêu chí thôn, bản, xã, huyện NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; phát triển các sản phẩm OCOP năm 2024. Trên cơ sở bộ tiêu chí NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, chỉ đạo các đơn vị rà soát lại các tiêu chí để xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí chưa đạt và duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Cùng với đó, đa dạng hóa việc huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế đặc biệt là huy động nguồn lực trong Nhân dân; lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn để phục vụ XDNTM...

Bài và ảnh: Quốc Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]