(Baothanhhoa.vn) - Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ ngày 1-4-2023, bệnh COVID-19 được bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội.

Từ 1-4, COVID-19 là bệnh nghề nghiệp, được hưởng bảo hiểm xã hội

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ ngày 1-4-2023, bệnh COVID-19 được bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội.

Từ 1-4, COVID-19 là bệnh nghề nghiệp, được hưởng bảo hiểm xã hội

Ảnh: TTXVN

Trước đó, Bộ Y tế đã bổ sung COVID-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Đây là nội dung Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ Y tế vừa ban hành. Theo thông tư 02/2023/TT-BYT, COVID-19 trở thành bệnh nghề nghiệp thứ 35, bắt đầu từ ngày 1-4-2023.

Bộ Y tế nêu rõ bệnh COVID-19 được xem là một loại bệnh nghề nghiệp. Bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

Các yếu tố gây bệnh được xác định bằng một trong các văn bản bao gồm: Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với virus SARS-CoV-2; Văn bản cử tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm virus SARS-CoV-2 do lãnh đạo đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và các văn bản khác phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp quy định; Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính.

Đối tượng áp dụng là người làm việc tại cơ sở y tế; trong phòng thí nghiệm, liên quan đến mẫu chứa virus SARS-CoV-2. Nhóm khác là những người làm việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm virus SARS-CoV-2 (như công việc trực tiếp trong các khu cách ly, hỗ trợ chăm sóc người bệnh tại nhà…).

Những đối tượng trên mắc COVID-19 trong quá trình lao động, từ ngày 1-2-2020 đến trước ngày 31-3-2023, thì được lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp để khám giám định và sẽ được hưởng chế độ nếu đủ điều kiện.

Theo Bộ Y tế, thời gian tiếp xúc tối thiểu (thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp) là một lần. Trong khi thời gian bảo đảm (khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với nguồn lây đến thời điểm phát bệnh) là 28 ngày.

Ngoài ra, thời gian khám xác định di chứng được quy định sau tối thiểu 6 tháng kể từ khi mắc COVID-19 và được điều trị ổn định. Trường hợp không điều trị ổn định được thực hiện theo quy định hiện hành.

TS


TS

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]