(Baothanhhoa.vn) - Ngày 30/8/2024, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Báo Thanh Hoá xin giới thiệu toàn văn Chỉ thị.

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh

Ngày 30/8/2024, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Báo Thanh Hoá xin giới thiệu toàn văn Chỉ thị.

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh

Ban Thư ký Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Trại giam số 5 (thuộc Cục C10, Bộ Công an) vừa tổ chức chương trình “Hành trình niềm tin, tư vấn kỹ năng sống cho phạm nhân trong độ tuổi thanh niên”.

Trong những năm qua, công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, địa phương, đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện, đạt được kết quả tích cực; việc quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án được thực hiện ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự; đồng thời, tạo cơ hội cho người chấp hành án có điều kiện thuận lợi nhất để chấp hành án, sớm tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật; góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế, bất cập, đó là: Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng chưa thường xuyên, sâu rộng; thực hiện trình tự, thủ tục thi hành án hình sự tại cộng đồng có việc còn chậm, sai sót; công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức, một số nơi có tình trạng “khoán trắng” cho lực lượng Công an, còn để người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ chấp hành án, vi phạm pháp luật; công tác động viên, hỗ trợ đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm đối với người chấp hành xong án phạt tù hiệu quả chưa cao, tỉ lệ người chấp hành xong án phạt tù chưa có việc làm ổn định còn cao, tiềm ẩn nguy cơ tái phạm, nhất là đối với các tội phạm về ma túy; việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng ở một số địa phương còn khó khăn, lúng túng, chưa hiệu quả; việc định hướng, khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia giáo dục, giúp đỡ, xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người chấp hành xong hình phạt tù còn hạn chế.

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên chủ yếu là do: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị chức năng, nhất là người đứng đầu nhận thức chưa đầy đủ, thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù; công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương với các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chưa thường xuyên, chặt chẽ, chưa có trọng tâm, trọng điểm; công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi hành án và tái hòa nhập cộng đồng chưa được coi trọng; trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng còn hạn chế.

Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu:

1. Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Tỉnh về công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng, trọng tâm là: Luật Thi hành án hình sự năm 2019, Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Thông tư số 65/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ Công an quy định về thi hành án hình sự tại cộng đồng..., góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương, tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả trong tổ chức triển khai thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng. Xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, đặt dưới sự lãnh đạo của cầp ủy, quản lý của chính quyền, huy động sự vào cuộc của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và cộng đồng xã hội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, yếu kém; làm rõ trách nhiệm, có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân và người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị để xảy ra sai phạm theo quy định.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng hệ thống tuyên giáo các cấp, các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về tình hình thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng; chú trọng tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các mô hình, cá nhân tiêu biểu có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả thiết thực, những tấm gương người tốt, việc tốt trong việc thực hiện các biện pháp giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, gương điển hình trong công tác tái hòa nhập cộng đồng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

2. Ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện, thị xã, thành phố và cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và người chấp hành xong án phạt tù về địa phương nơi cư trú; thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, lập hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án theo đúng quy định. Kịp thời biểu dương, động viên và xem xét đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho người chấp hành án có nhiều tiến bộ, lao động, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc có thành tích tốt, tiêu biểu. Xây dựng, củng cố, nhân rộng các mô hình, điển hình hiệu quả trong công tác tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương.

Chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương với các cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án trong tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng, đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, đúng quy định, hiệu quả; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy trình, biện pháp tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương; rà soát, xử lý, khắc phục kịp thời những tồn đọng, hạn chế, sơ hở, thiếu sót, sai phạm, bảo đảm theo theo đúng quy định. Chỉ đạo cân đối ngân sách địa phương để bố trí một phần kinh phí phục vụ công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và công tác tái hòa nhập cộng đồng. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù; tranh thủ tối đa các nguồn lực xã hội, lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để thực hiện công tác hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

3. Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng; nghiên cứu, tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tham gia các hoạt động tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm và tiếp nhận, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc, tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, giảm nguy cơ tái phạm tội, vi phạm pháp luật. Quan tâm bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, đồng thời huy động các nguồn lực khác để thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù; đẩy mạnh công tác xây dựng, nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, gắn với các mô hình bảo đảm cho vay vốn; vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc, ổn định cuộc sống. Thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng tại các địa phương, đơn vị.

5. Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh lãnh đạo Tòa án nhân dân hai cấp tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng. Chỉ đạo việc gửi các bản án, quyết định thi hành án và các tài liệu có liên quan đến người bị xét xử về thi hành án hình sự để đảm bảo thi hành bản án kịp thời, đúng quy định; thực hiện nghiêm túc việc ban hành quyết định và gửi các quyết định thi hành án cho các cơ quan chức năng có liên quan theo đúng thời hạn luật định; xem xét, giải quyết đơn xin hoãn, hủy quyết định hoãn, buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo đảm bảo đúng thời gian và điều kiện theo quy định của pháp luật.

6. Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp; tăng cường kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án hình sự các cấp và UBND cấp xã trong việc thi hành án hình sự; kịp thời phát hiện vi phạm, thiếu sót, làm rõ nguyên nhân, đồng thời ban hành kháng nghị, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khắc phục, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự tại cộng đồng theo thẩm quyền.

7. Đảng ủy Công an tỉnh lãnh đạo Công an tỉnh nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng Công an các cấp trong tham mưu, tổ chức thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phối hợp chặt chẽ, tạo sự thống nhất giữa công an, viện kiểm sát, tòa án trong việc cung cấp thông tin, tài liệu và kịp thời hướng dẫn, giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành các bản án, quyết định thi hành án hình sự, bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an cấp huyện làm tốt công tác phòng ngừa, quản lý chặt chẽ các đối tượng chấp hành án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong hình phạt tù trên địa bàn, không để họ tiếp tục vi phạm pháp luật, vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội; hướng dẫn, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú, đăng ký hộ tịch, cấp thẻ căn cước, phiếu lý lịch tư pháp, xin xóa án tích, tư vấn nghề nghiệp, việc làm tạo điều kiện để người chấp hành xong án phạt tù sớm tái hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ tự ty, ổn định cuộc sống. Rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án hình sự, bổ sung biên chế cho các bộ phận còn thiếu, đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng; thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có liên quan, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong việc thực hiện và chấp hành pháp luật về thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng.

8. Giao Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết quả thực hiện.

Chỉ thị này được phổ biến, quán triệt đến các chi bộ./.

T/M Ban Thường vụ Tỉnh uỷ

Phó Bí thư Thường trực

Lại Thế Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]