(Baothanhhoa.vn) - “Truyền thông bẩn” là cụm từ miêu tả việc sử dụng các phương tiện truyền thông để lan truyền thông tin không chính xác, sai lệch, nhằm tạo ra sự đánh giá tiêu cực, ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức, cá nhân, hoặc thậm chí cả một quốc gia. Những hành vi này không chỉ vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, mà còn trở thành một vấn nạn đáng lo ngại, gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đối với xã hội.

Cảnh giác “truyền thông bẩn” gây nhiễu loạn xã hội

“Truyền thông bẩn” là cụm từ miêu tả việc sử dụng các phương tiện truyền thông để lan truyền thông tin không chính xác, sai lệch, nhằm tạo ra sự đánh giá tiêu cực, ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức, cá nhân, hoặc thậm chí cả một quốc gia. Những hành vi này không chỉ vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, mà còn trở thành một vấn nạn đáng lo ngại, gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đối với xã hội.

Cảnh giác “truyền thông bẩn” gây nhiễu loạn xã hội

Người dân đề cao cảnh giác trước các “truyền thông bẩn” trên không gian mạng.

Trên không gian mạng sự xuất hiện của những kẻ đóng vai “anh hùng bán phím”, “anh hùng chính nghĩa”, đăng tải các clip “bóc phốt” cá nhân, doanh nghiệp thời gian qua đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều cá nhân, tổ chức. Mặc dù những clip được đăng tải đều không có bằng chứng xác thực đi kèm nhưng vẫn thu hút lượng lớn người xem xuất phát từ sự tò mò và nhu cầu tìm kiếm thông tin về vấn đề liên quan. Hệ lụy là không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến những cá nhân, tổ chức bị nhắm đến, mà còn lan rộng ra toàn xã hội với những hậu quả khôn lường. Không chỉ vậy, tin giả và thông tin sai lệch còn có thể kích động sự thù hận, phân biệt đối xử và gây chia rẽ trong cộng đồng. Nguy hiểm hơn, các thế lực thù địch đã triệt để sử dụng “truyền thông bẩn” trên không gian mạng để gia tăng các hoạt động phát tán tin xấu, độc nhằm thực hiện âm mưu, thủ đoạn phá hoại nền tảng tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cụ thể, trên mạng xã hội facebook, youtube... cái tên Lê Trung Khoa có lẽ không còn lạ lẫm với cộng đồng mạng, bởi đây là kẻ tự xưng “nhà báo” nhưng lại không hoạt động báo chí một cách đúng nghĩa mà chỉ là kẻ tung tin giả, dựng chuyện, xuyên tạc, vu khống trên trang mạng và các tài khoản mạng xã hội do chúng tự lập nên.

Lê Trung Khoa sinh năm 1971, tại Thanh Hóa. Năm 1993, Lê Trung Khoa sang Đức cùng gia đình. Thời kỳ đầu, Khoa chủ yếu buôn bán quần áo, mở cửa hàng tạp hóa nhỏ, dịch vụ lắp đặt camera an ninh, bán máy thu tiền. Khi chuyển đến Berlin, Lê Trung Khoa đã lập ra và điều hành trang mạng Thoibao.de. Khi mới xuất hiện, Thoibao.de chủ yếu nhằm mục đích cung cấp thông tin cho cộng đồng người Việt Nam ở Đức, chưa có hoạt động chống phá Việt Nam. Lâu dần, trang này bắt đầu đưa các thông tin tiêu cực, giả dối, xuyên tạc, thiếu khách quan, không đúng sự thật; nhất là xuyên tạc trắng trợn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, đưa tin và bình luận bóp méo các sự kiện, sự việc liên quan đến Việt Nam nhằm bôi nhọ, gây hại cho lợi ích của đất nước, doanh nghiệp và Nhân dân Việt Nam.

Để ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ “truyền thông bẩn” trên không gian mạng, pháp luật nước ta đã quy định cụ thể về việc xử lý đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật. Theo đó, đối với người có hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP) có thể bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng. Cùng với đó, tùy vào hành vi cụ thể cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh như: Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159); Vu khống (Điều 156); Làm nhục người khác (Điều 155); Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân (Điều 331)...

Ngoài ra, để nâng cao nhận thức và sức đề kháng cho người dùng mạng xã hội, cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dùng cần tỉnh táo, đề cao trách nhiệm trong việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội; chủ động trang bị kiến thức để phân biệt tin thật và tin giả; xác định nguồn cung cấp thông tin chính thống, tin cậy. Đồng thời, nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc ứng xử và quy định trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

Về phía lực lượng chức năng, đang tiếp tục tăng cường đấu tranh, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Đồng thời, đấu tranh gỡ bỏ các thông tin xấu, độc, giả mạo, sai sự thật trên các trang mạng xã hội nhằm từng bước xóa sổ “truyền thông bẩn”.

Bài và ảnh: Lê Phượng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]