Sửa đổi Luật Báo chí
Cần phân định rạch ròi giữa hoạt động kinh tế với nhiệm vụ cốt lõi của nhà báo
Bên cạnh nhiều nội dung mới được đề xuất như mô hình tổ hợp báo chí-truyền thông chủ lực đa phương tiện, hoạt động báo chí trên không gian mạng hay cơ chế phát triển kinh tế báo chí, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của giới làm nghề là quy định “cấm khoán doanh thu cho phóng viên” được đề xuất đưa vào Luật.
Ảnh minh họa.
Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi trong đội ngũ những người làm báo, giới chuyên gia và nhà quản lý. Bên cạnh nhiều nội dung mới được đề xuất như mô hình tổ hợp báo chí-truyền thông chủ lực đa phương tiện, hoạt động báo chí trên không gian mạng hay cơ chế phát triển kinh tế báo chí, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của giới làm nghề là quy định “cấm khoán doanh thu cho phóng viên ” được đề xuất đưa vào Luật.
Tại một số cơ quan báo chí, tình trạng khoán chỉ tiêu doanh thu cho phóng viên vẫn diễn ra dưới danh nghĩa “huy động nguồn thu”. Người làm báo, vì thế, không chỉ đảm nhận nhiệm vụ chuyên môn mà còn phải gánh vác thêm yêu cầu tài chính, dẫn đến nguy cơ lẫn lộn giữa sứ mệnh truyền tải thông tin và mục tiêu lợi nhuận.
Áp lực “chạy doanh thu”, “bảo đảm tài trợ”, “tự lo kinh phí cho tuyến bài”... đang từng bước đẩy nhà báo vào vai trò của những người làm kinh tế. Hệ quả là tính khách quan, trung thực trong tác nghiệp bị lu mờ; chất lượng nội dung tin, bài, đạo đức nghề nghiệp và niềm tin công chúng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ làm lệch chuẩn thông tin, thậm chí tạo ra những khe hở để hành vi tiêu cực lợi dụng quyền lực báo chí vì mục đích vụ lợi.
Luật Báo chí năm 2016 chưa có quy định cấm việc giao khoán doanh thu cho phóng viên cho nên một số cơ quan báo chí vẫn áp dụng mô hình quản trị “nửa vời” - coi chỉ tiêu kinh tế là nghĩa vụ cá nhân của người làm báo. Trong khi đó, báo chí không thể vận hành theo cơ chế quản lý của một doanh nghiệp thông thường. Phóng viên, nhà báo không thể bị buộc chạy theo lợi nhuận, bởi nghề báo vốn đòi hỏi sự khách quan, trung thực và độc lập - những phẩm chất không thể bị chi phối bởi áp lực tài chính mang tính cá nhân.
Từ thực tế đó, việc bổ sung vào Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) một quy định cụ thể, mang tính ràng buộc pháp lý - “Cấm cơ quan báo chí giao khoán doanh thu, chỉ tiêu kinh doanh cho phóng viên dưới mọi hình thức” được nhiều chuyên gia cho là bước đi cần thiết để bảo vệ môi trường báo chí lành mạnh, chuyên nghiệp và đúng chức năng.
Trong bối cảnh kinh tế báo chí đặt ra nhiều thách thức mới, việc sửa đổi luật là cần thiết để bảo đảm nền báo chí phát triển bền vững, đúng định hướng. Đáng chú ý, đề xuất cấm giao khoán doanh thu không nhằm “cản trở” mô hình tự chủ tài chính, mà nhằm phân định rạch ròi giữa hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí với nhiệm vụ nghề nghiệp cốt lõi của phóng viên, nhà báo.
Theo NDO
{name} - {time}
-
2025-07-17 11:41:00
Lần đầu tiên Quân đội, Công an tổng hợp luyện chuẩn bị kỷ niệm 80 năm Quốc khánh
-
2025-07-17 10:36:00
Khai mạc “Hành trình đỏ” năm 2025 tại Thanh Hóa
-
2025-07-17 08:59:00
Chỉ trong 2 tuần, gần 160 xác lợn chết trên các tuyến kênh, công trình thủy lợi
Phát động phong trào thi đua mới nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 24/7/2025
Công điện của Thủ tướng về triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025
Giải quyết thấu đáo ý kiến, kiến nghị của cử tri
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh công tác xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng 2/6
Báo và Đài PTTH Thanh Hóa - hợp nhất để chuyển mình mạnh mẽ
Tinh gọn bộ máy: Bố trí cán bộ tương xứng với yêu cầu phát triển
Lễ ra quân Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2025