Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không đào tạo từ xa các ngành về sức khỏe và giáo viên
Theo Thông tư 28/2023/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên sẽ không được đào tạo từ xa.
Nhóm ngành đào tạo giáo viên sẽ không được đào tạo từ xa. (Nguồn: TTXVN)
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên. Đây là điểm mới đáng chú ý trong Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành.
Cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 3 khóa liên tục theo hình thức chính quy.
Thông tư nêu rõ những yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa. Hệ thống đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo đã được xây dựng hoàn chỉnh bảo đảm đầy đủ các thành phần theo quy định.
Chương trình đào tạo từ xa đã được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo.
Hệ thống kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bảo đảm khách quan, trung thực; đánh giá được quá trình học tập, đánh giá kết thúc học phần, môn học; kiểm soát và xác thực được việc học, làm bài kiểm tra, thi và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong chương trình học tập của người học.
Đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý đủ về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu; đã được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp giảng dạy và quản lý đào tạo từ xa.
Tối đa 30% khối lượng chương trình đào tạo từ xa được thực hiện bởi giảng viên thỉnh giảng và được tăng lên tối đa 50% khi và chỉ khi giảng viên thỉnh giảng là giảng viên cơ hữu của cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định thực hiện trên 20% khối lượng chương trình đào tạo từ xa.
Các cơ sở phải bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, học liệu để triển khai thực hiện chương trình đào tạo từ xa.
Chương trình đào tạo từ xa là chương trình đào tạo đang áp dụng cho hình thức chính quy ngành đào tạo tương ứng của cơ sở đào tạo được điều chỉnh và mô tả cụ thể trong đề cương chi tiết của mỗi học phần cho phù hợp với hình thức đào tạo từ xa về phương pháp dạy-học, thời lượng dạy-học, học liệu, đánh giá kết quả học tập, trong đó yêu cầu sử dụng chủ yếu phương thức Mạng máy tính và viễn thông.
Chương trình đào tạo từ xa có kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa theo các tiến độ học tập khác nhau để định hướng cho người học, trong đó, tổng thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá không ngắn hơn so với hình thức đào tạo chính quy.
Chương trình đào tạo từ xa phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học. Những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho người học.
Hằng năm, cơ sở đào tạo tổ chức rà soát, đánh giá và cập nhật chương trình đào tạo từ xa. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 12/2/2024./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-11 15:02:00
Thủ tướng: Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
-
2024-12-11 06:35:00
Việt Nam thăng hạng trong bảng xếp hạng đại học thế giới QS
-
2024-01-08 10:26:00
Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”
Phê duyệt 87 sách giáo khoa lớp 9 và lớp 12, sử dụng từ năm học 2024-2025
Thanh Hóa có 10 học sinh xuất sắc được nhận học bổng “Nâng bước thủ khoa năm 2023”
Trau dồi kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh, giáo viên
Dự thảo chính sách tiếp sức đến trường cho học sinh vùng khó
Điều chỉnh lộ trình tăng học phí: Giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên
Chính phủ “chốt” lùi lộ trình tăng học phí năm học 2023-2024
Một năm nhiều “trái ngọt”
Bộ GD-ĐT công bố 17 đề thi minh họa Kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Ngành Giáo dục nghiêm cấm biếu quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức