(Baothanhhoa.vn) - Giữ vai trò chiến lược trong trục phát triển kinh tế Bắc Trung Bộ, đặc biệt là trung điểm của hai tuyến cao tốc Bắc Nam và tuyến cao tốc ven biển, thị xã Bỉm Sơn khẳng định vị thế tiên phong trong thu hút dòng vốn đầu tư FDI & DDI.

Cuộc đổ bộ dòng vốn đầu tư vào thị xã Bỉm Sơn trong tương lai

Giữ vai trò chiến lược trong trục phát triển kinh tế Bắc Trung Bộ, đặc biệt là trung điểm của hai tuyến cao tốc Bắc Nam và tuyến cao tốc ven biển, thị xã Bỉm Sơn khẳng định vị thế tiên phong trong thu hút dòng vốn đầu tư FDI & DDI.

Thế mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế của các địa phương có cao tốc đi qua

Trong hơn 30 năm đất nước tiến hành “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” việc xây dựng hình thành các tuyến cao tốc đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của các địa phương, tiêu biểu trong số đó có những địa phương đã đi đầu trong cả nước về thu hút vốn đầu tư, như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa v.v… Đây là những lá cờ đầu cả nước trong phát triển kinh tế đi kèm với phát huy lợi thế cơ sở hạ tầng trong thu hút đầu tư.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/9/2021 đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới có 1.212 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 12,5 tỷ USD, giảm 37,8% về số dự án và tăng 20,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký điều chỉnh có 678 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 6,43 tỷ USD, tăng 25,6%.

Một số địa phương có các tuyến cao tốc đi qua đã thu hút được số lượng vốn đầu tư của các tập đoàn hàng đầu tư: Samsung với Bắc Ninh, Thái Nguyên; Foxxcom với Bắc Giang; LG với Hải Phòng, Jinko Solar với Quảng Ninh …

Cuộc đổ bộ dòng vốn đầu tư vào thị xã Bỉm Sơn trong tương lai

Tổ hợp Samsung Điện tử Việt Nam đã giải ngân hơn 17 tỷ USD vốn đầu tư, trong năm 2020 Samsung đạt gần 25,9 tỷ USD chiếm hơn 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, giải quyết công ăn việc làm cho gần 200.000 ngàn lao động. Samsung Việt Nam được đặt tại vị trí huyết mạch tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Ninh – Thái Nguyên.

Cuộc đổ bộ dòng vốn đầu tư vào thị xã Bỉm Sơn trong tương lai

Tổ hợp LG nằm tại vị trí chiến lược kết nối với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 5 tỷ USD, riêng trong năm 2021 đã bổ sung hơn 1,5 tỷ USD để mở rộng kinh doanh thu hút hơn 120,000 lao động.

Bỉm Sơn - thị xã công nghiệp công nghệ cao vị trí chiến lược trong trục phát triển kinh tế Bắc – Bắc Trung Bộ

Thị xã công nghiệp công nghệ cao Bỉm Sơn là địa phương đầu tiên tại khu vực Bắc Trung Bộ được hưởng lợi từ 2 dự án cao tốc trọng điểm quốc gia là Cao tốc Bắc Nam – Đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 với nút giao cách Bỉm Sơn chưa đầy 3km với tổng mức đầu tư 12.343 tỷ đồng sẽ hoàn thành đoạn nút giao Bỉm Sơn vào đầu năm 2023 và tuyến cao tốc ven biển trọng điểm quốc gia kết nối Quảng Ninh – Nga Sơn – Bỉm Sơn – Nghi Sơn đến mũi Cà Mau đã được phê duyệt của chính phủ. Đây là lợi thế thu hút đầu tư vốn FDI & DDI của không chỉ thị xã công nghiệp công nghệ cao Bỉm Sơn mà còn là lá cờ đầu thu hút của khu vực kinh tế Bắc Trung bộ.

Cuộc đổ bộ dòng vốn đầu tư vào thị xã Bỉm Sơn trong tương lai

Nút giao cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đoạn Bỉm Sơn sẽ góp phần hết sức quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế cho thị xã công nghiệp công nghệ cao Bỉm Sơn trong tương lai.

Cuộc đổ bộ dòng vốn đầu tư vào thị xã Bỉm Sơn trong tương lai

Tuyến cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 được gấp rút hoàn thiện thi công đoạn thành phần kết nối với khu công nghiệp Bỉm Sơn và khu công nghiệp Hà Long đoạn nút giao Hà Trung – Bỉm Sơn.

Hàng loạt dự án lớn đã và đang “đổ bộ” đón đầu làn sóng đầu tư vào Bỉm Sơn

Cuộc đổ bộ dòng vốn đầu tư vào thị xã Bỉm Sơn trong tương lai

Bỉm Sơn với định hướng là thành phố công nghiệp, công nghệ cao đã thu hút hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước

Theo Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa sẽ trở thành cực tăng trưởng mới của khu vực và trên cả nước. Trong đó, Bỉm Sơn với định hướng thành phốcông nghiệp, công nghệ cao sẽ là mũi nhọn phát triển kinh tế, kết hợp với Khu kinh tế cảng biển Nghi Sơn để tạo chuỗi giá trị khép kín về công nghệ, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2020, hơn 12,5 tỷ USD vốn đầu tư đã được ký kết, riêng Bỉm Sơn chiếm hơn 30% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực: phát triển công nghệ ô tô, phát triển công nghệ điện - điện tử, phát triển các khu vui chơi – giải trí; phát triển các khu công nghiệp….

Một số dự án đầu tư trọng điểm phải kể đến như TNG Holdings Vietnam với dự án “Đầu tư khai thác hạ tầng mở rộng Khu A – Khu công nghiệp Bỉm Sơn” có tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng; Dự án Tổ hợp nghiên cứu – chế tạo phục vụ ngành sản xuất Ô tô và điện tử; Tổ hợp khu công nghiệp xi măng Long Sơn – Bỉm Sơn;…

Cuộc đổ bộ dòng vốn đầu tư vào thị xã Bỉm Sơn trong tương lai

Bỉm Sơn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng phát triển phát triển hạ tầng giao thông

Bên cạnh việc hoàn hiện các chính sách, tạo điều kiện cho nhà đầu tư, Bỉm Sơn còn dành hơn 1.000 tỷ để hoàn thiện hạ tầng giao thông, kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc Mai Sơn – QL 45 và tuyến cao tốc ven biển nhằm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, khẳng định vai trò lá cờ đầu của khu vực kinh tế Bắc Trung Bộ.

Dưới sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Đảng bộ - UBND tỉnh Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn giàu tiềm năng sẽ là “thỏi nam châm” mới trong thu hút đầu tư của Việt Nam, không chỉ về hạ tầng giao thông, kinh tế mà còn thu hút một lượng lớn dòng vốn FDI trên toàn cầu.

TD


TD

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]