Xây dựng sản phẩm du lịch huyện Thạch Thành gắn liền với tiềm năng và giá trị văn hóa đặc trưng
Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Thạch Thành.
Toàn cảnh hội nghị.
Tham dự hội nghị có đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu tham dự hội nghị.
Tiềm năng phát triển đa dạng sản phẩm du lịch
Huyện Thạch Thành có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong hành lang kinh tế phía Bắc của tỉnh, hệ thống giao thông thuận tiện lại được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp như: thác Mây, thác Voi, thác Đẹn, hồ Đồng Ngư, hồ Bỉnh Công, hồ Vũng Sú, suối nước nóng Vó Ấm...
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 16 di tích lịch sử văn hóa được công nhận và 78 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, bảo vệ, lưu giữ sắc thái văn hoá riêng của dân tộc Kinh - Mường; trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt (Hang Con Moong và các di tích phụ cận), 1 di tích quốc gia (Chiến khu Ngọc Trạo) và 14 di tích cấp tỉnh.
Đến Thạch Thành, du khách còn có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản ẩm thực, trải nghiệm các sản phẩm OCOP nổi tiếng của địa phương như: mía tím Kim Tân, ổi lê Thành Tâm, cam Vân Du, gạo nếp hạt cau Thạch Bình, miến dong Thành Minh, mật mía Thạch Sơn, mật ong Thành Kim...
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, Nguyễn Đình Tam phát biểu tại hội nghị.
Xác định rõ những lợi thế, trong những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thạch Thành đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, đề án phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước tăng tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện.
Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV đã xác định Chương trình phát triển du lịch là 1 trong 4 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của huyện giai đoạn 2021-2025.
Gỡ khó để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo kết quả thực hiện Chương trình phát triển du lịch huyện Thạch Thành giai đoạn 2021-2024 và định hướng phát triển giai đoạn 2025-2030.
Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2021 đến hết tháng 9/2024, toàn huyện đón được khoảng 416.700 lượt khách, trong đó chủ yếu là khách trong ngày, tỉ lệ khách lưu trú thấp (đạt 9,87% so với các huyện miền núi và gần 2% so với lượt khách du lịch của cả tỉnh); tổng thu du lịch đạt 227,215 tỷ đồng (đạt 12,3% so với 11 huyện miền núi và 0,46% so với tổng thu du lịch của cả tỉnh).
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Thị Hải Yến phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Vương Thị Hải Yến cho biết: Huyện Thạch Thành có nhiều cơ hội để thu hút khách du lịch khi xu hướng thị trường đang tìm kiếm những điểm đến mới, gắn liền với thiên nhiên nguyên sơ, không gian xanh mát và văn hóa bản địa còn được lưu giữ.
Tuy nhiên, nhiều tài nguyên du lịch tại địa phương còn bị bỏ ngỏ, chưa thu hút được nhà đầu tư để hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn khách du lịch.
Chính vì vậy, hội nghị là dịp để huyện quảng bá tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch. Đồng thời tham vấn ý kiến của các chuyên gia du lịch, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh nhằm định vị chính xác sản phẩm du lịch đặc trưng có thể phát triển trong 5-10 năm tới.
PGS.TS Mai Thị Hồng Hải, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển vùng - Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa phát biểu thảo luận tại hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá các tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch của huyện Thạch Thành; đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và gợi mở một số giải pháp để huyện nghiên cứu, triển khai thực hiện trong thời gian tới.
PGS.TS Phạm Trương Hoàng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu thảo luận tại hội nghị.
Theo đó, huyện Thạch Thành cần đẩy mạnh khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có, ưu tiên đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh. Phát triển du lịch cần gắn liền với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc nhằm tạo điểm nhấn, định vị thương hiệu, bản sắc, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và du khách đến với Thạch Thành.
Các đại biểu dâng hương và chụp ảnh lưu niệm tại Di tích lịch sử Chiến khu Ngọc Trạo.
Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu đã đến dâng hương, khảo sát tại Di tích lịch sử Chiến khu Ngọc Trạo và đền Phố Cát.
Hoài Anh
{name} - {time}
-
2025-01-20 10:43:00
Điểm danh những khách sạn trung tâm Hà Nội được yêu thích nhất trên Traveloka
-
2025-01-19 17:49:00
Khai trương khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái có mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng tại huyện Thọ Xuân
-
2024-10-18 17:58:00
Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En
Doanh nghiệp du lịch nỗ lực bứt tốc
Traveloka bật mí cách săn vé máy bay Vietnam Airlines giá rẻ đi Đà Nẵng
Resorts International Việt Nam Công ty Lữ hành Quốc tế và Nội địa – Mở rộng tầm nhìn du lịch toàn cầu
Nỗ lực cán đích các mục tiêu năm 2024 (Bài 4): Vươn lên trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch quốc gia
Lễ hội Mường Đeng - Nơi hội tụ sắc màu văn hóa đồng bào Thái
Du lịch biển mùa đông có gì?
Xây dựng sản phẩm du lịch gia tăng thời gian lưu trú của du khách
Tích cực chuyển đổi số trong hoạt động du lịch
Chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển du lịch bền vững tại Thành nhà Hồ