Văn hóa và con người xứ Thanh: Nguồn lực nội sinh cho phát triển bền vững (Bài 1) - Phát triển văn hóa hướng đến những giá trị tốt đẹp
Với quan điểm và nhiều mục tiêu có tính vượt trước, Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (gọi tắt là Nghị quyết số 33-NQ/TW) được ví như “kim chỉ nam” cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội Lam Kinh.
Từ nghị quyết...
Văn hóa Việt Nam được hình thành, kết tinh từ hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước và sự lao động, sáng tạo của con người. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và biến động của thời gian, văn hóa Việt Nam luôn khẳng định là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần của xã hội. Song, trong xu thế hội nhập hiện nay, văn hóa Việt đã và đang đứng trước nhiều thời cơ thách thức mới, như nhiều giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một; tình trạng lai căng, ngoại lai văn hóa... Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW.
Nghị quyết ra đời kịp thời và gắn chặt việc phát triển văn hóa với phát triển con người, trở thành “kim chỉ nam” để Đảng, Nhà nước và Nhân dân tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “sức mạnh nội sinh”, “động lực phát triển”. Đồng thời, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.
Nắm bắt kịp thời nội dung, tinh thần của Nghị quyết số 33-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch tổ chức quán triệt và xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Từ đó, tổ chức triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW đến cán bộ chủ chốt của tỉnh; đồng thời, chỉ đạo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, các ban, sở, ngành, đoàn thể tổ chức quán triệt, học tập, phổ biến nội dung nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập nghị quyết đạt trên 98%.
Để Nghị quyết số 33-NQ/TW đi vào cuộc sống, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chủ trương để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa. Trong đó, tập trung phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển mạnh văn hóa, thể thao, tạo nền tảng để Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn về văn hóa, thể thao của khu vực và cả nước... Theo đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch, đề án phù hợp với thực tế để thực hiện các mục tiêu đề ra.
Đồng thời, cấp ủy, chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành đã đẩy mạnh tuyên truyền nội dung, tinh thần của Nghị quyết số 33-NQ/TW bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng. Trong đó, chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống báo chí của tỉnh, đài truyền thanh cơ sở, trang thông tin điện tử, mạng xã hội. Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đăng tải nội dung nghị quyết trong tài liệu “Thông báo nội bộ” dùng trong sinh hoạt chi bộ; hướng dẫn các cấp ủy đảng phổ biến, quán triệt tại các hội nghị báo cáo viên, thông tin thời sự của địa phương, đơn vị để nhanh chóng đưa nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống.
... đến những “trái ngọt”
Trong suốt 10 năm thực hiện tại tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết số 33-NQ/TW đã đi vào cuộc sống góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng con người trong tình hình mới. Qua đó, góp phần gìn giữ và xây dựng những giá trị tốt đẹp của con người, văn hóa xứ Thanh.
Tiết mục văn nghệ tại “Tuần lễ văn hóa, du lịch Điện Biên - Thanh Hóa” tổ chức tại tỉnh Thanh Hóa.
Điểm nổi bật trong thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đó là xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện, trong đó trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách. Nhiều hoạt động, đợt sinh hoạt chính trị, quán triệt, học tập đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được triển khai. Nhiều phong trào xây dựng con người được triển khai rộng khắp, tiêu biểu như: phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”; “Công dân kiểu mẫu”; “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; “Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện”... Các chuẩn mực về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của con người mới đã được đưa vào một số văn bản quy phạm pháp luật, vào quy ước, hương ước làng, xã; vào quy chế, quy định, nội dung, quy tắc của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Các hoạt động thể dục - thể thao quần chúng được triển khai, nhân rộng và phát triển mạnh. Các phong trào, hoạt động văn hóa - thể thao đã góp phần bồi dưỡng, giáo dục, xây dựng con người Thanh Hóa ngày càng hoàn thiện chuẩn mực, luôn hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ. Việc thực hiện quyền con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội được chú trọng và đảm bảo bằng luật pháp, quy chế, quy định, trong đó có các quyền về văn hóa của công dân.
Song song với chú trọng phát triển con người, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, trong đó chú trọng xây dựng môi trường văn hóa đồng bộ ở trong gia đình, nhà trường và cộng đồng thông qua việc tiếp tục triển khai hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, danh hiệu “Thôn, bản, tổ dân phố kiểu mẫu”. Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng, nhân rộng được nhiều mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, ông bà, cha mẹ mẫu mực, vợ chồng hòa thuận, anh em đoàn kết, con cháu hiếu thảo. Nhiều giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được đề cao, tình trạng bạo lực gia đình được kiềm chế. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 11.620 câu lạc bộ gia đình. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 84,9%; tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố được công nhận khu dân cư văn hóa đạt 85,4%.
Cùng với đó, việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm triển khai đồng bộ. Nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ - thể thao tại cơ sở được diễn ra sôi nổi thường xuyên, trở thành nét đẹp tại khu dân cư. Nếp sống mới và ứng xử văn minh được hình thành và duy trì thông qua việc thực hiện các quy định về việc cưới, tang, lễ hội theo nếp sống mới cùng với các quy định tại hương ước, quy ước. Đến nay, toàn tỉnh có 7 thiết chế văn hóa - thể thao cấp tỉnh là: Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, Nhà hát Lam Sơn, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống. 20/27 huyện, thị, thành phố có trung tâm văn hóa - thể thao; 532/558 xã có hội trường đa năng và trung tâm văn hóa cấp xã; 4.287/4.357 thôn có nhà văn hóa - khu thể thao. Trung bình mỗi năm toàn tỉnh tổ chức khoảng 35 - 40 cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn cấp tỉnh, cấp huyện và hàng trăm cuộc giao lưu văn hóa - thể thao giữa các huyện, các xã, các thôn.
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam và sắc thái văn hóa xứ Thanh được quan tâm đẩy mạnh, đảm bảo hài hòa và gắn với phát triển kinh tế, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được khôi phục và bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Công tác tu bổ, tôn tạo di tích ngày càng được quan tâm và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong 10 năm qua, có gần 300 di tích được tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp với tổng kinh phí trên 420 tỷ đồng. Đồng thời, nhiều lễ hội, trang phục truyền thống, trò chơi, trò diễn dân gian được khôi phục; đội ngũ nghệ nhân dân gian được quan tâm xây dựng và phát triển. Cùng với đó, thị trường văn hóa dần được hình thành; hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ngày càng chủ động hơn...
Những “trái ngọt” sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW được minh chứng cụ thể qua những đổi thay từng ngày tại các khu dân cư và chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Những kết quả đó đang trở thành động lực, nền tảng vững chắc để xây dựng, phát triển toàn diện văn hóa, con người Thanh Hóa, hướng đến các giá trị chân - thiện - mĩ, từng bước đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại.
Bài và ảnh: Thùy Linh
Bài 2: Vẫn còn những rào cản...
{name} - {time}
-
2024-11-21 21:16:00
Những người “giữ hồn” di sản văn hóa (Bài 1): Chuyện về những “báu vật sống”
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2024-08-08 17:06:00
Khảo sát các địa điểm di tích thuộc Văn hóa Đông Sơn
Ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hoá và con người Thanh Hoá trong thời kỳ mới
12 tác phẩm vào chung kết cuộc thi “Sáng tác ca khúc về Thiệu Hóa”
[Podcast] - Tản văn: Chập chờn trong thinh không xanh ngát
Những hiệu ứng mới được mệnh danh “phù thủy pháo hoa” tại Symphony of River đẹp đến cỡ nào?
LAMORI - “Nàng công chúa” chốn Lam Kinh
Phiêu du trên vùng đất Lam Kinh để khám phá LAMORI
Lamori Resort & Spa đón chờ thời khắc thăng hoa và tỏa sáng
[Podcast] Truyện ngắn: Chiếc xe thồ của cha tôi
Mỗi văn nghệ sĩ là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng