(Baothanhhoa.vn) - Với những người khuyết tật nói chung, khiếm thị nói riêng, nhu cầu được tìm hiểu, tiếp cận tri thức, mở mang hiểu biết, phong phú đời sống tinh thần càng lớn lao. Nhận thức sâu sắc điều đó, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình lan tỏa văn hóa đọc, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức phòng đọc dành cho người khiếm thị.

Phòng đọc dành cho người khiếm thị của Thư viện tỉnh Thanh Hóa: Để không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình lan tỏa văn hóa đọc

Với những người khuyết tật nói chung, khiếm thị nói riêng, nhu cầu được tìm hiểu, tiếp cận tri thức, mở mang hiểu biết, phong phú đời sống tinh thần càng lớn lao. Nhận thức sâu sắc điều đó, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình lan tỏa văn hóa đọc, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức phòng đọc dành cho người khiếm thị.

Phòng đọc dành cho người khiếm thị của Thư viện tỉnh Thanh Hóa: Để không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình lan tỏa văn hóa đọc

Phòng đọc dành cho người khiếm thị của Thư viện tỉnh Thanh Hóa (TP Thanh Hóa) có khoảng 160 bản sách chữ Braille, hơn 500 CD sách nói thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

J.Milton từng nói: “Một quyển sách hay là đời sống xương máu quý giá của một tinh thần ướp hương và cất kín cho mai sau”. Mann Horace bày tỏ ước vọng cao cả, nhân văn của mình: “Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy”.

Trích dẫn ra đây để một lần nữa khẳng định rằng: Sách là tài nguyên, tri thức nhân loại và việc thụ hưởng thành quả ấy là quyền lợi của mỗi người. Xã hội cần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mỗi người được hưởng quyền lợi ấy, ngay cả với những đối tượng đặc thù. Nếu thế giới mở ra trước mắt chúng ta muôn vàn điều kỳ thú thì thế giới của những người khiếm thị chỉ gói gọn trong những gì cảm nhận, tưởng tượng được. Họ khao khát được hiểu biết về thế giới xung quanh, được đọc những cuốn sách hay, bổ ích.

Bên cạnh chức năng thông tin, giải trí, thư viện được hình thành gắn liền với sứ mệnh phát triển văn hóa đọc, tạo môi trường học tập suốt đời, xây dựng một xã hội tri thức, nâng cao dân trí và phát triển con người toàn diện nhất (chức năng giáo dục, chức năng văn hóa). “Nhằm chia sẻ, tạo điều kiện, làm vơi bớt đi phần nào khó khăn, thiệt thòi của những người khuyết tật – khiếm thị, giúp họ được đến gần hơn với tri thức, có động lực vươn lên trong cuộc sống, căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn tổ chức phòng đọc sách dành cho người khiếm thị”, ông Lê Thiện Dương, Giám đốc Thư viện tỉnh Thanh Hóa cho biết.

Phòng đọc dành cho người khiếm thị nằm trong khu vực của phòng báo, tạp chí, đảm bảo phục vụ cùng lúc cho khoảng 30 bạn đọc. Phòng có khoảng 160 bản sách chữ Braille, hơn 500 CD sách nói thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn học, nghệ thuật, lịch sử, địa lý... và các tài liệu phục vụ học tập, rèn luyện và phát triển kỹ năng sống, sách y học, khoa học thường thức..., 5 máy tính kết nối internet nhằm hỗ trợ tối đa cho người khiếm thị tiếp cận với các loại sách, báo, tư liệu khác nhau. Thư viện tỉnh cũng trang bị thiết bị chuyên biệt, hỗ trợ cho việc tra cứu, sử dụng tài liệu của những bạn đọc đặc biệt này. Bạn đọc khiếm thị có nhu cầu đọc sách, báo thì thư viện phục vụ tất cả các ngày trong tuần, trong giờ hành chính (trừ chủ nhật). Đặc biệt, vào ngày thứ sáu của tuần cuối cùng trong tháng, thư viện bố trí xe và cán bộ phòng đọc đến Trung tâm giáo dục - dạy nghề cho người mù tỉnh Thanh Hóa đón bạn đọc đến thư viện để đọc sách, báo.

Bạn đọc chưa quen sử dụng thiết bị, vị trí để sách, báo sẽ được cán bộ thư viện hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm. Mỗi quý một lần, tại phòng đọc dành cho người khiếm thị, thư viện sẽ tổ chức chương trình giao lưu, chia sẻ, bộc bạch những câu chuyện, niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Được biết, vào dịp khai trương phòng đọc dành cho người khiếm thị, Thư viện tỉnh đã tổ chức cấp thẻ đọc, mượn miễn phí suốt đời đối với tất cả các cá nhân có nhu cầu sử dụng tài liệu của phòng đọc, thư viện bằng hình thức lưu động và tại chỗ.

Với những đứa trẻ bị khiếm thị như Nguyễn Thị Yến (lớp 6, Trường THCS Tân Sơn, TP Thanh Hóa), Phạm Đức Bính (lớp 3, Trung tâm giáo dục - dạy nghề cho người mù tỉnh Thanh Hóa), việc có được một không gian đọc, nghe sách báo về những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, được sử dụng máy vi tính tìm kiếm thông tin, chương trình yêu thích và giao lưu, trò chuyện cùng những người bạn, anh, chị cùng cảnh ngộ khiến các em rất vui, háo hức. Cô giáo Lương Thị Yến, giáo viên của Trung tâm giáo dục - dạy nghề cho người mù tỉnh Thanh Hóa tâm sự: “Các hoạt động giáo dục, sân chơi giải trí đối với người khiếm thị chưa thực sự phong phú. Vì vậy, phòng đọc dành cho người khiếm thị của Thư viện tỉnh đã mở ra cơ hội, giúp các em vừa được tiếp cận, học hỏi thêm tri thức vừa được hòa nhập, phát triển tinh thần”.

Phòng đọc dành cho người khiếm thị của Thư viện tỉnh Thanh Hóa: Để không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình lan tỏa văn hóa đọc

Các em học sinh háo hức đọc sách chữ Braille tại phòng đọc sách dành cho người khiếm thị của Thư viện tỉnh Thanh Hóa.

Niềm vui sướng, hạnh phúc, trân trọng là điều mà cô Lương Thị Yến dễ dàng cảm nhận được khi đồng hành cùng các em học sinh trong mỗi buổi ghé thăm phòng đọc. Ông Nguyễn Xuân Trung, Chủ tịch Hội Người mù Thanh Hóa kiêm Giám đốc Trung tâm giáo dục - dạy nghề cho người mù tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: Hiện nay, tại trung tâm, nguồn tài liệu chữ Braille, nhất là các đầu sách giáo khoa, tham khảo, sách chuyên ngành, khoa học thường thức rất hạn chế. Việc đầu tư mua sách chữ nổi đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, vượt ra ngoài khả năng tài chính của trung tâm. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của thầy, cô giáo và các em học viên tại trung tâm. “Việc xây dựng phòng đọc sách dành cho người khiếm thị của Thư viện tỉnh rất thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành và xã hội đối với hoạt động giáo dục dành cho người khiếm thị”.

Tuy mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng phòng đọc dành cho người khiếm thị của Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã trở thành một địa chỉ văn hóa, nhịp cầu, điểm tựa trên hành trình lan tỏa văn hóa đọc, giúp những người khiếm thị vững vàng bước đi về phía tương lai. Thực tế cho thấy, nguồn sách, báo, tư liệu, thiết bị chuyên biệt hiện có là không thể đáp ứng hết được nhu cầu của bạn đọc. Làm thế nào để những người khuyết tật nói chung, khiếm thị nói riêng có điều kiện học tập tốt hơn, được tiếp cận thông tin, mở mang tri thức? Đây không chỉ là nỗi niềm riêng của các thầy, cô ở Trung tâm giáo dục - dạy nghề cho người mù tỉnh Thanh Hóa hay những người làm công tác thông tin, thư viện mà còn là trăn trở, trách nhiệm của toàn xã hội.

Bài và ảnh: Thảo Linh


Bài và ảnh: Thảo Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]