(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, sự phát triển các thiết chế văn hóa đã góp phần quan trọng để đồng bào Mường các xã trong huyện Ngọc Lặc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa – văn nghệ trong đời sống tinh thần. Ngay ở các xã vùng xa của huyện như Thạch Lập, Lộc Thịnh và Mỹ Tân, những trò diễn dân gian đã và đang được khôi phục, thu hút nhiều tầng lớp Nhân dân tham gia.

Phát huy thiết chế văn hóa ở các xã vùng xa của huyện Ngọc Lặc

Những năm gần đây, sự phát triển các thiết chế văn hóa đã góp phần quan trọng để đồng bào Mường các xã trong huyện Ngọc Lặc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa – văn nghệ trong đời sống tinh thần. Ngay ở các xã vùng xa của huyện như Thạch Lập, Lộc Thịnh và Mỹ Tân, những trò diễn dân gian đã và đang được khôi phục, thu hút nhiều tầng lớp Nhân dân tham gia.

Phát huy thiết chế văn hóa ở các xã vùng xa của huyện Ngọc LặcMúa Pồn Pôông của đồng bào Mường tại nhà văn hóa thôn Lập Thắng, xã Thạch Lập (Ngọc Lặc).

Có dịp về xã Mỹ Tân vào những ngày đầu năm mới thấy hết được phong trào văn hóa – văn nghệ nở rộ ở hầu khắp các thôn bản. Trong không gian rộng lớn của căn nhà sàn, đồng thời là nhà văn hóa thôn Hạ Mỹ, các chị, các mẹ đang vang vang tiếng đồng ca tập luyện các bài hát dân tộc Mường. Dưới tán cây đa cổ thụ bên sân nhà văn hóa, nhiều tầng lớp Nhân dân đủ các lứa tuổi tham gia chơi bóng chuyền hơi, luyện tập thể dục thể thao đều đặn vào mỗi chiều. Theo người dân địa phương, từ khi xây dựng được khu nhà văn hóa và khu thể thao khang trang này, các phong trào tập luyện và đời sống tinh thần bà con có sự thay đổi đáng kể. Mỹ Tân chính là địa phương vừa thoát khỏi xã 135 vào năm 2021, những năm trước, đời sống người dân còn khó khăn nên chưa có nhiều điều kiện phát triển hệ thống thiết chế văn hóa. Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, người dân địa phương đã huy động nhiều nguồn lực để xây dựng các nhà văn hóa, phát triển các tiết mục văn nghệ truyền thống. Trên địa bàn xã hiện có 8 thôn, với 98,5% dân số là đồng bào Mường, nhưng tất cả các thôn đều có nhà văn hóa khang trang. Trong số đó, các thôn Thi Mốc, thôn Mỏ và Hạ Mỹ, nhà văn hóa thôn được thiết kế theo kiến trúc nhà sàn truyền thống, tạo sự gần gũi, thân thiện.

Xã Thạch Lập có địa hình đồi núi phức tạp, 12 thôn làng của xã đã phân bố trải dài tới 15 km. Tuy nhiên, đồng bào ở đây đã phát huy tiềm năng, những năm gần đây tích cực đóng góp để hoàn thiện cả 12 nhà văn hóa thôn khang trang làm nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ở cấp xã, bằng các nguồn lực và sự hỗ trợ từ cấp tỉnh, huyện, địa phương đã xây dựng được nhà văn hóa 250 chỗ ngồi, khu trung tâm thể thao 2.500m2, sân vận động gần 11.000m2. Thống kê từ UBND xã Thạch Lập, gần 10 năm qua, địa phương đã huy động tổng nguồn lực 4,5 tỷ đồng để chỉnh trang, xây dựng các công trình thiết chế văn hóa. Đó chính là cơ sở quan trọng để địa phương phát triển đời sống tinh thần phong phú cho Nhân dân, khơi dậy được tiềm năng văn hóa, văn nghệ của đồng bào Mường với 93% dân số của xã.

Đến thăm nhà văn hóa thôn Lập Thắng cùng xã, hàng chục người dân đang tham gia múa Pồn Pôông – một làn điệu dân vũ độc đáo của người Mường xứ Châu Ngọc. Trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng của các đấng nam nhi trong thôn, bàn chân của các chị, các mẹ vẫn nhịp nhàng xoay quanh cây bông. Người Mường địa phương ai cũng biết điệu múa này, bởi mỗi dịp lễ tết hay dân làng có khách thường được biểu diễn như là một nghi thức. Bà Phạm Thị Oanh, Bí thư Chi bộ thôn Lập Thắng, xã Thạch Lập, chia sẻ: Trước đây, bà con thiếu chỗ sinh hoạt cộng đồng khang trang nên các phong trào văn hóa văn nghệ cũng có phần hạn chế. Nhờ Chương trình Xây dựng nông thôn mới, nhà văn hóa thôn được xây dựng cấp 4A khang trang cùng khoảng sân rộng, bà con thường xuyên đến luyện tập thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Đội văn nghệ thôn cũng được thành lập, tập hợp được nhiều lứa tuổi tham gia. Những bài hát, điệu múa truyền thống của đồng bào Mường địa phương được khơi dậy.

Tại xã Lộc Thịnh, tuy điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng cả 6/6 thôn trong xã đều có hệ thống nhà văn hóa, khu luyện tập thể thao đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các nhà văn hóa đều có hệ thống thiết bị phụ trợ như tăng âm, loa đài, phông màn, trang trí khánh tiết cho tổ chức các sự kiện, phát huy được vai trò làm không gian sinh hoạt cộng đồng hiệu quả. Đến nay, cả 6 thôn đều đã khai trương và được công nhận thôn văn hóa.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]