(Baothanhhoa.vn) - Chuyện về bác bí thư chi bộ làng tôi – người mà tôi mới kể trong chuyện “Để mọi người nghe theo, làm cùng”, thì nhiều lắm – nhất là với cánh thanh niên. Người cựu chiến binh ấy, đã từng cảm hóa, làm thay đổi cuộc đời một con người. Là thế này.

Nói chuyện bản lĩnh

Chuyện về bác bí thư chi bộ làng tôi – người mà tôi mới kể trong chuyện “Để mọi người nghe theo, làm cùng”, thì nhiều lắm – nhất là với cánh thanh niên. Người cựu chiến binh ấy, đã từng cảm hóa, làm thay đổi cuộc đời một con người. Là thế này.

Nói chuyện bản lĩnh

Ảnh minh họa.

Chẳng biết ai đặt cho nó cái tên Vô Hểnh. Nó mồ côi bố, mẹ bỏ đi biết tích nên từ nhỏ phải sống nhờ nhà cô, cậu, chú, dì – mỗi nhà vài tháng. Nó ngỗ ngược từ bé. Những phẩm chất làm nên một học sinh cá biệt, nó đều có, và thuộc diện “ưu tú”, từ học dốt, đánh nhau, trấn lột bạn lớp dưới, gây sự với thầy cô giáo. Những việc phá làng phá xóm, nó cũng không từ việc gì, nào đốt cây rơm, tháo nước mạ, trộm cắp vặt...

Học chưa xong THCS thì nó bỏ, theo người làng vào Nam. Một thời gian sau, có thông tin nó phải ngồi tù vì tham gia một vụ loạn đả của giới giang hồ, có sử dụng cả “hàng nóng”.

Ngày nó về làng, chẳng mấy người nhận ra - bởi thân hình vâm váp, chằng chịt những hình xăm, gương mặt của một thanh niên tuổi đôi mươi mà đanh lạnh. Nó dọn dẹp qua loa căn nhà cấp 4 xập xệ, cũ nát lấy chỗ ngả lưng, rồi bắt đầu chuỗi ngày trở thành “hung đồ” của người làng, nhất là lũ học sinh.

Cứ vài hôm một lần, vào sáng sớm, nó ngậm điếu thuốc đứng ở đầu làng, chặn đầu, lột sạch sẽ tiền học, tiền ăn sáng của đám học sinh từ tiểu học đến THCS đi ngang qua. Gặp người làng yếu bóng vía, nó cũng túm lại “xin mấy đồng ăn sáng”. Không đưa thì nó tóm cổ, bao nhiêu tiền chẵn lấy hết, tiền lẻ vứt lại và không quen dọa “nhớ mặt thằng này”.

Nó còn lôi kéo, tụ tập ở đâu được mấy thanh niên cùng nhân dạng, ngày 2 bữa nhậu nhẹt, tính toán lô đề. Chán rồi kéo đến các xưởng mộc, xưởng hàn, các trang trại của người làng bày trò “xin đểu”.

Tổ an ninh trật tự đến nhà gặp nó khuyên bảo, răn đe, nó cứ nằm ngửa trên giường, ê a hát.

Sáng hôm đấy, thằng Vô Hểnh với đứa đàn em lại chặn xe của mấy em học sinh cấp 2. Lục lọi mãi không tìm được đồng nào, nó giơ tay định tát một em, thì bàn tay bác bí thư chi bộ như gọng kìm đã tóm chặt cổ tay nó. Rồi chỉ bằng một cú xoay người, bác vật thằng Vô Hểnh ngã lăn ra đất. Cả 2 thằng sau đó hung hăng lao vào, tay đấm, chân đá, nhưng chỉ trong chớp mắt, bác bí thư chi bộ đã kẹp cổ cả hai, kèm lời đe “cựa quậy là gãy cổ đấy 2 con”.

Bác bí thư chi bộ đá đít thằng đàn em, chỉ giữ lại thằng Vô Hểnh và lôi nó về nhà mình. Bác lấy thuốc cho nó hút, lại nói bác gái bày ra cả đĩa lòng lợn với chai rượu ngon mời nó. Bác bảo: “Đấu võ, anh thua tôi rồi. Giờ uống rượu, ai thua phải nghe người kia nói”. Thằng Vô Hểnh gật.

Giữa cuộc rượu, bác bí thư chi bộ nói với nó: “Tôi cũng có xăm mình đấy. Những chữ cái này – bác cởi áo, chỉ vào ngực trái – là tên những đồng đội đã hy sinh. Còn hình lưỡi gươm với những vết cắt này – bác chỉ vào cánh tay phải – là những thằng giặc phải trả nợ máu”.

Lúc nó tỉnh rượu, bước ra ngoài sân, vẫn thấy bác bí thư chi bộ ngồi đọc báo. Bác chỉ tay vào cốc nước mát, bảo: “Uống đi cho dịu người”. Chờ nó uống hết, bác mới chậm rãi hỏi: “Cháu cư xử với người làng, nhất là trẻ con, có chấp nhận được không?”.

Một lát rồi nó mới chịu mở lời, nó bảo muốn thể hiện mình, muốn mọi người phải nể sợ nó. Nó không chịu được cái nhìn xa lánh và sự dè bỉu của người làng ném về nó.

Bác bí thư chi bộ lại bảo: “Có bản lĩnh, sức mạnh bảo vệ người cô thế, yếm thế mới là kẻ mạnh. Bắt nạt người già con nít, là hành động của kẻ tiểu nhân. Cháu muốn được mọi người tôn trọng, từ ngày mai, đến xưởng cơ khí nhà bác học việc. Cháu không cần trả lời ngay, cứ suy nghĩ kỹ. Nhưng nếu còn hành xử như cũ, thì hãy nhớ những vết xăm trên cánh tay mà bác cho cháu xem”.

Sáng sớm hôm sau, nó đến xưởng, cầm chổi quét dọn, sau đó pha trà, ngồi nghe bác bí thư chi bộ giao việc. Ít ngày sau, căn nhà cũ nát của nó được bà con chung tay sửa sang lại tươm tất hơn. Chục năm sau, chẳng người làng nào còn nhớ đến ông chủ xưởng cơ khí, nhôm kính lớn bậc nhất xã, từng có cái tên khác tên khai sinh.

Nguyên Phong


Nguyên Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]