(Baothanhhoa.vn) - “Nghị quyết 14-NQ/HU về “Xây dựng đô thị hóa nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và những dự định đưa Hoằng Hóa “nâng cấp” thành thị xã được xem là bước ngoặt trong định hướng phát triển của huyện giai đoạn mới, mang lại nhiều sự đổi thay tích cực của địa phương...”.

Từ nghị quyết “mở đường” đến động lực “nâng hạng” thành thị xã Hoằng Hóa (Bài 2): “Bước ngoặt” phát triển đến từ những định hướng đúng và trúng

“Nghị quyết 14-NQ/HU về “Xây dựng đô thị hóa nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và những dự định đưa Hoằng Hóa “nâng cấp” thành thị xã được xem là bước ngoặt trong định hướng phát triển của huyện giai đoạn mới, mang lại nhiều sự đổi thay tích cực của địa phương...”.

Từ nghị quyết “mở đường” đến động lực “nâng hạng” thành thị xã Hoằng Hóa (Bài 2): “Bước ngoặt” phát triển đến từ những định hướng đúng và trúngCông viên trung tâm xã Hoằng Thái. Ảnh: HĐ

Từ thực tiễn cuộc sống

... Đó là những lời của đồng chí Lê Xuân Thu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoằng Hóa trao đổi với chúng tôi khi đánh giá về Nghị quyết 14.

Đồng chí Bí thư Huyện ủy nhớ lại, vào thời điểm năm 2018, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện bị bỏ hoang, chỉ canh tác 1 vụ/năm. Để không lãng phí “bờ xôi, ruộng mật”, Ban Thường vụ Huyện ủy đã trăn trở tìm giải pháp phát triển nông nghiệp, trong đó có việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp. Và kết quả là một cánh đồng trồng cà rốt rộng 50ha ở các xã: Hoằng Lưu, Hoằng Thành, Hoằng Đạo được sản xuất theo hình thức liên kết với một công ty của Hàn Quốc ở thời điểm đó đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ và Nhân dân trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Song, quá trình sản xuất cũng nảy sinh những bất cập. Giao thông không đáp ứng được nhu cầu vận tải nông sản, hàng hóa của bà con.

Giao thông được ví như “mạch máu” của cơ thể, mạch máu có lưu thông tốt, thì mới có thể phát triển về mọi mặt, Hoằng Hóa mới có thể hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, thực tế là hạ tầng giao thông của huyện ở thời điểm đó chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là việc lưu thông hàng hóa và phát triển du lịch. Một điều đáng quan tâm là ở giai đoạn 2010-2019, huyện dồn lực cho phong trào XDNTM. Các công trình giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa; phong trào hiến đất, hiến công trình để mở rộng đường giao thông cũng được thực hiện ở nhiều xã, song, việc mở rộng đường có lúc, có nơi mới chỉ theo tiêu chuẩn của tiêu chí, chứ chưa phải để “đi trước, đón đầu” xu hướng phát triển của cuộc sống, chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Thực tiễn đòi hỏi sự đổi mới. Hơn nữa, bước sang giai đoạn mới, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, định hướng Hoằng Hóa là thị xã cửa ngõ vùng liên huyện số 1 - vùng liên huyện trung tâm (gồm TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Đông Sơn). Theo định hướng Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 và 2030 lần lượt là 41% và 50%. Quy hoạch vùng huyện Hoằng Hóa dự báo tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 và 2040 lần lượt là 50% và 70%. Để thực hiện mục tiêu theo định hướng của quy hoạch vùng huyện và quy hoạch tỉnh, ngoài việc hình thành và mở rộng thị trấn Bút Sơn, đô thị Hải Tiến thì cần phải hình thành các khu vực phát triển đô thị khác trong huyện.

Đến nghị quyết “dẫn đường”

“Trong tiến trình phát triển, đô thị hóa là quá trình tất yếu, là nhu cầu cần thiết. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoằng Hóa đã đánh giá hiện trạng và các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển để có định hướng, bước đi phù hợp. Trên cơ sở đó, Nghị quyết 14-NQ/HU về “Xây dựng đô thị hóa nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và những dự định, lộ trình xây dựng đô thị loại IV đã ra đời” - đồng chí Bí thư Huyện ủy Lê Xuân Thu nhấn mạnh.

Từ nghị quyết “mở đường” đến động lực “nâng hạng” thành thị xã Hoằng Hóa (Bài 2): “Bước ngoặt” phát triển đến từ những định hướng đúng và trúngLàng Trọng Hậu, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa). Ảnh: PV

Nghị quyết xác định mục tiêu từng bước xây dựng hệ thống đô thị trong huyện phát triển bền vững, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, theo hướng hiện đại; không gian kiến trúc hài hòa giữa kết cấu hạ tầng cơ sở kỹ thuật với cảnh quan môi trường và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, phù hợp với điều kiện cụ thể địa phương và phát triển chung toàn huyện; có vị thế và tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, sớm xây dựng Hoằng Hóa thành đô thị hóa nông thôn, đến năm 2025, phấn đấu được phê duyệt xây dựng đô thị loại IV.

Bí thư Huyện ủy Hoằng Hóa Lê Xuân Thu chia sẻ: Mục tiêu rõ ràng là vậy song thách thức đặt ra khi triển khai Nghị quyết 14 là không hề nhỏ. Bởi lẽ, người dân vừa trải qua một cuộc “tổng động viên” nhằm hoàn thành tiêu chí xã NTM để huyện cán đích huyện NTM vào năm 2019 - sớm hơn một năm so với kế hoạch. Trong khi đó, quy hoạch mạng lưới đô thị quốc gia chưa có quy hoạch đô thị huyện Hoằng Hóa; chưa được cập nhật vào quy hoạch vùng của tỉnh Thanh Hóa; một số quy hoạch xây dựng chung điều chỉnh mở rộng đô thị cũng như quy hoạch mới các khu vực dự kiến phát triển đô thị chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch chi tiết xây dựng cụm, điểm dân cư và khu trung tâm các xã chưa được tổ chức lập, phê duyệt làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho các dự án phát triển đô thị còn hạn hẹp; chưa có các giải pháp phù hợp khai thác các nguồn vốn ngoài ngân sách; công tác giải phóng mặt bằng để triển khai thi công các dự án gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ dân số đô thị còn thấp, hệ thống vỉa hè, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng, rãnh thoát nước khu dân cư, khu trung tâm văn hóa và hạ tầng giao thông còn nhỏ hẹp, chưa đáp ứng phát triển của một đô thị. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch còn hạn chế dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế còn chậm.

Trước thách thức đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Hoằng Hóa đã thống nhất quan điểm: Phát triển đô thị phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển nhanh và bền vững. Huy động được tổng thể các nguồn lực (ngân sách hỗ trợ của cấp trên, ngân sách huyện, ngân sách xã, Nhân dân đóng góp, xã hội hóa, hiến đất giải phóng mặt bằng) để đầu tư xây dựng các dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thực hiện tiến trình đô thị hóa nông thôn. Phát triển đô thị phải bắt đầu từ phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hệ thống điện chiếu sáng, đường có tên, nhà có số...

Để nghị quyết đi vào cuộc sống và thực hiện có hiệu quả, đồng bộ, UBND huyện đã ban hành Đề án “Xây dựng đô thị hóa nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” kèm theo Quyết định số 2216a/QĐ-UBND ngày 29/3/2019; giao cho các phòng, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai quán triệt và cụ thể hóa bằng những việc làm cụ thể.

“Nghị quyết xuất phát từ thực tiễn, đúng và trúng thì việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực tế gặp nhiều thuận lợi. Chỉ trong thời gian ngắn, đô thị hóa nông thôn trở thành nội dung trọng tâm trong định hướng phát triển của các xã, thị trấn, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Tính riêng trong giai đoạn từ 2019 đến tháng 3/2024, huyện Hoằng Hóa đã huy động hơn 4.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng đường giao thông, điện chiếu sáng, rãnh thoát nước, vỉa hè, công trình chỉnh trang cảnh quan môi trường, cải tạo nhà cửa... Trong đó, ngân sách Trung ương 56.324 triệu đồng; ngân sách tỉnh 102.218 triệu đồng; ngân sách huyện 1.667.056 triệu đồng; ngân sách xã 1.395.502,1 triệu đồng; Nhân dân đóng góp và xã hội hóa 876.048 triệu đồng; Nhân dân hiến 6ha đất (điển hình như các xã: Hoằng Hà, Hoằng Trạch, thị trấn Bút Sơn, Hoằng Lưu, Hoằng Sơn, Hoằng Thái...) và trên 12 vạn ngày công lao động...

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 14 đi vào cuộc sống tuy vẫn còn những khó khăn, bất cập mà nghị quyết chưa đáp ứng được từ thực tiễn. Song, qua đánh giá của cán bộ, đảng viên đây được xem là một trong những nghị quyết thực chất, hợp lòng dân, mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững, làm đến đâu, chắc đến đó nên được Nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc huy động tiền của, sức dân để thực hiện các phong trào, nhất là phong trào chỉnh trang cảnh quan, bảo đảm vệ sinh môi trường... là rất lớn, không thể tính hết được bằng tiền” - đồng chí Lê Xuân Thu chia sẻ.

Tô Dung - Việt Hương

Bài cuối: Hiện thực hóa khát vọng trở thành thị xã.

Tin liên quan:
  • Từ nghị quyết “mở đường” đến động lực “nâng hạng” thành thị xã Hoằng Hóa (Bài 2): “Bước ngoặt” phát triển đến từ những định hướng đúng và trúng
    Từ nghị quyết “mở đường” đến động lực “nâng hạng” thành thị xã Hoằng Hóa (Bài ...

    Để làm tiền đề, động lực cho quá trình phát triển đô thị, ngày 14/2/2019, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoằng Hóa đã ban hành Nghị quyết 14-NQ/HU về “Xây dựng đô thị hóa nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là NQ14). Sau 5 năm triển khai thực hiện, NQ14 đã thực sự “mở đường”, tạo sức lan tỏa để nông thôn Hoằng Hóa ngày càng đổi mới.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]