(Baothanhhoa.vn) - Năm 2024 là năm mà Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa không ngừng nỗ lực, huy động tối đa các nguồn lực, triển khai hiệu quả nhiệm vụ mở rộng địa bàn hoạt động tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa với mục tiêu quan trọng nhất là đưa nguồn vốn vay đến gần hơn với bản, làng.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồng

Năm 2024 là năm mà Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa không ngừng nỗ lực, huy động tối đa các nguồn lực, triển khai hiệu quả nhiệm vụ mở rộng địa bàn hoạt động tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa với mục tiêu quan trọng nhất là đưa nguồn vốn vay đến gần hơn với bản, làng.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồngTổng Giám đốc Tổ chức TCVM Thanh Hóa Nguyễn Hải Đường chia sẻ về mục đích, ý nghĩa khi mở rộng hoạt động trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Là tổ chức tài chính hoạt động với mục tiêu, sứ mệnh “vì sự phát triển cộng đồng”, TCVM Thanh Hóa luôn quan tâm, tạo mọi cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, nỗ lực cùng tỉnh Thanh Hóa thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025...

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, ngay từ đầu năm 2024 Tổ chức TCVM Thanh Hóa triển khai đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, mở rộng địa bàn, đổi mới phương pháp tiếp cận, cho vay, quản lý, thu hồi vốn để phù hợp với đặc thù địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng. Không quản khó khăn, vất vả, những cán bộ tín dụng đã vượt qua những con đường đầy đá sỏi, đèo dốc hiểm trở để đến tận các bản làng xa xôi. Mỗi chuyến đi là một hành trình đầy thử thách, nhưng cũng tràn ngập niềm tin, hy vọng và sự quyết tâm, mang theo những gói vốn vay ý nghĩa đến với từng hộ gia đình, từng người dân nơi đây.

Chính sự kiên trì và nỗ lực ấy đã giúp TCVM Thanh Hóa đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Hiện nay, tổng số khách hàng của TCVM Thanh Hóa là 56.313 người; tổng số khách hàng tham gia vay vốn là 20.000 người, trong đó có 86% khách hàng là phụ nữ, 14% khách hàng là người dân tộc thiểu số. Tổng dư nợ đạt 496 tỷ đồng.

TCVM Thanh Hóa cung cấp các dịch vụ tài chính thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng là các hộ nghèo, thu nhập thấp, đồng bào dân tộc thiểu số, doanh nghiệp siêu nhỏ. Ngoài vốn vay dành cho hoạt động kinh doanh, các loại vốn vay hỗ trợ giáo dục, vốn vay xây sửa nhà được khách hàng tích cực tham gia. Từ tháng 5/2024, TCVM Thanh Hóa đã mở rộng địa bàn ra huyện Thọ Xuân và Thường Xuân, giúp các hộ dân nơi đây được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, đáng tin cậy với thủ tục đơn giản.

Một trong những ưu việt nhất của TCVM Thanh Hóa là thủ tục, cách thức tổ chức cho vay vốn rất đơn giản, linh hoạt, tiện lợi cho khách hàng. Khi tham gia vay vốn của TCVM Thanh Hóa, khách hàng không phải thế chấp tài sản; quá trình tư vấn, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đến thu, phát vốn đều được thực hiện ngay tại nhà văn hóa của các thôn, bản, nên vừa tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại vừa an toàn, thuận lợi.

Xuất phát từ trăn trở về tính hiệu quả, giá trị bền vững mà nguồn vốn vay mang lại cho khách hàng, Tổ chức TCVM Thanh Hóa không đơn thuần là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính, mà song song triển khai, thực hiện nhiều chương trình phi tài chính nhằm nâng cao hiểu biết, năng lực quản lý tài chính cá nhân, điều hành cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vi mô; nâng cao kỹ năng quảng bá, tiếp thị, bán hàng trên các nền tảng số...

Đầu năm 2024, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã kết nối với các đối tác, nhà tài trợ quốc tế triển khai Dự án “Tăng trưởng doanh nghiệp của tôi” nhằm đào tạo miễn phí, cung cấp kiến thức và kỹ năng quản lý cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính, hỗ trợ tư vấn 1-1 cho học viên là phụ nữ đang làm chủ các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Đây là dự án do Quỹ châu Á (TAF), Trung tâm phụ nữ và phát triển (CWD) tổ chức, Tổ chức TCVM Thanh Hóa là đối tác địa phương, đưa dự án đến với chị em ở Thanh Hóa. Dự kiến dự án được thực hiện trong 3 năm, truyền tải kiến thức cho 10.000 học viên, trong đó có 1.000 học viên được tham gia tư vấn chuyên sâu bởi các chuyên gia tài chính để phát triển mô hình kinh doanh. Dự án được TCVM Thanh Hóa đặc biệt triển khai tại các huyện nông thôn và miền núi nhằm hỗ trợ các hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ có thêm kiến thức, kỹ năng mở rộng thị trường kinh doanh online, bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử. Dự án bao gồm các khóa học trực tuyến và trực tiếp, hiện đã tiếp cận được 2.521 người. Sau khi tham gia khóa học, học viên từng bước áp dụng kiến thức quản trị tài chính và mở rộng thị trường kinh doanh vào mô hình kinh doanh của mình.

Những nỗ lực kinh doanh của Tổ chức TCVM Thanh Hóa luôn song hành với nhận thức về trách nhiệm xã hội. Tổ chức luôn tích cực tham gia các chương trình từ thiện, nhân đạo do các cấp, ngành phát động. Đặc biệt, thường xuyên phối hợp với Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội. Dịp tháng 7/2024, TCVM Thanh Hóa và Hội LHPN tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành, trao tặng 1 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chị Bùi Thị Nguyệt, người dân tộc Mường, hiện đang sinh sống tại xã Cẩm Phú (Cẩm Thủy). Gia đình chị Nguyệt rất khó khăn, 3 thế hệ cùng sinh sống trong ngôi nhà ngói chật chội, dột nát. Bản thân chị mắc bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn phải bươn chải nuôi mẹ già 80 tuổi và hai con ăn học. Được tặng ngôi nhà kiên cố, gia đình chị Nguyệt vô cùng hạnh phúc và biết ơn. Đây là lần thứ 15 TCVM Thanh Hóa phối hợp Hội LHPN tỉnh trao nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Phía sau món quà ấy không chỉ là câu chuyện kinh phí hỗ trợ mà mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Như tất cả các dòng sông đều đổ ra biển lớn, mọi nỗ lực, cố gắng của Tổ chức TCVM Thanh Hóa đều hướng tới mục tiêu “vì sự phát triển cộng đồng”. Tổng Giám đốc Tổ chức TCVM Thanh Hóa Nguyễn Hải Đường cho biết: Thời gian tới, TCVM Thanh Hóa tiếp tục tập trung hỗ trợ khu vực miền núi, vùng ven biển, vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tập trung phát triển theo hướng tăng cường các sản phẩm tín dụng xanh, tạo động lực cho những doanh nghiệp, doanh nhân đang nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh với mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Chú trọng việc áp dụng công nghệ vào hoạt động, xóa bỏ các rào cản về khoảng cách, để các hộ vùng sâu, vùng xa cũng được tiếp cận dịch vụ tài chính nhanh và thuận tiện, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bài và ảnh: Thảo Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]