Thường Xuân đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với việc làm
Là huyện miền núi có nguồn lao động dồi dào, những năm qua huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp đào tạo nghề (ĐTN) gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT), qua đó góp phần nâng cao tay nghề, nâng cao thu nhập cho người dân.
Phòng LĐTB&XH huyện Thường Xuân phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức lớp đào tạo nghề trồng rau an toàn cho LĐNT ở thôn Tiến Sơn, thị trấn Thường Xuân.
Công tác ĐTN, giải quyết việc làm cho LĐNT được cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể của huyện đặc biệt quan tâm. Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT. Trong đó đặc biệt quan tâm và ưu tiên các đối tượng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số chưa qua ĐTN. Cùng với đó, gắn trách nhiệm của chính quyền huyện, xã trong việc xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu, lựa chọn nghề đào tạo, đảm bảo thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT, gắn đào tạo với tạo việc làm, tăng năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của LĐNT.
Đặc biệt, thời gian qua thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Tiểu dự án 1 về “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn” trong dự án 4 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1) của Chính phủ; Tiểu dự án 3 về “Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, trong Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”; nội dung 09 “Tiếp tục nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐNT, gắn với nhu cầu thị trường; hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn” thuộc Chương trình MTQG XDNTM... Phòng LĐTB&XH huyện Thường Xuân đã phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan, các xã, thị trấn, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức rà soát, ĐTN sát với nhu cầu của người lao động, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, hoặc chuyển đổi nghề của người lao động. Qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động.
Theo thống kê, từ đầu năm 2023 đến nay, thông qua Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I, 2021-2025, Phòng LĐTB&XH huyện Thường Xuân đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ, Trường Đại học Hồng Đức; Công ty TNHH ong giống thùng, mật ong và người tàn tật Thanh Hóa; Công ty TNHH- Trung tâm đào tạo du lịch và tổ chức sự kiện Thanh Hóa mở được 17 lớp ĐTN cho LĐNT, với hơn 500 lao động.
Các đối tượng được ĐTN chủ yếu là hộ cận nghèo, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, với các nghề như nuôi trồng thủy sản nước ngọt; nghiệp vụ du lịch gia đình; trồng rau an toàn; kỹ thuật trồng lúa; chăn nuôi và trị bệnh cho gia cầm; đan giỏ bèo tây; dệt thổ cẩm. Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện còn mở 5 lớp nông nghiệp, nông thôn cho gần 200 lượt người. Năm 2023, tỷ lệ lao động qua ĐTN trên địa bàn huyện đạt 59%. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn, làm chuyển dịch cơ cấu lao động dần theo hướng tích cực, trình độ canh tác của người lao động được nâng cao. Bên cạnh đó, Phòng LĐTB&XH tăng cường phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm, doanh nghiệp tuyển dụng lao động, giải quyết việc làm. Nhờ đó, trong năm 2023 huyện đã giải quyết việc làm mới cho 1.120 lao động.
Phó Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Thường Xuân Cầm Bá Tuấn cho biết: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện vẫn còn gặp những khó khăn nhất định, như: Đặc thù là huyện miền núi, diện tích tự nhiên rộng, dân cư phân bổ không đồng đều, trình độ dân trí còn hạn chế, chủ yếu lao động trong độ tuổi từ 18 đến 45 đi làm ăn xa nhà, việc thông tin, tuyên truyền của một số xã chưa quan tâm, nên việc tuyển sinh để mở lớp ĐTN còn gặp nhiều khó khăn, khả năng tiếp thu kiến thức của người học còn hạn chế.... Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện còn ít, việc thu hút giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động địa phương còn gặp không ít khó khăn. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ĐTN đến đông đảo người dân; thường xuyên tổ chức điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo và định hướng ĐTN, việc làm cho NLĐ...
Bài và ảnh: Khắc Công
{name} - {time}
-
2024-12-15 10:43:00
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua một hội thi
-
2024-12-15 09:59:00
Quy định mới về mẫu giấy phép lái xe áp dụng từ năm 2025 và 2026
-
2023-12-21 16:05:00
Tư vấn, khám bệnh cho cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Hủa Phăn (Lào)
Bạo lực gia đình - nỗi đau thầm kín
Hồi sinh những trái tim thơ
Tổng kết công tác dân số - KHHGĐ năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
Xét duyệt đối tượng được mua nhà ở xã hội: Còn nhiều bất cập
Nâng cao nghiệp vụ công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới
Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Gần 300 học sinh tham quan, trải nghiệm tại Sư đoàn 341
Ký ức từ một tấm hình
3 phương án doanh nghiệp lựa chọn cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024