Bất chấp những lời kêu gọi Tokyo không nên tiếp tục mở rộng các biện pháp hạn chế xuất khẩu, Chính phủ Nhật Bản ngày 2/8 đã chính thức quyết định đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách đối tác được hưởng quy chế thương mại ưu đãi , còn gọi là White Countries (Danh sách trắng).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhật Bản chính thức đưa Hàn Quốc ra khỏi Danh sách Trắng

Bất chấp những lời kêu gọi Tokyo không nên tiếp tục mở rộng các biện pháp hạn chế xuất khẩu, Chính phủ Nhật Bản ngày 2/8 đã chính thức quyết định đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách đối tác được hưởng quy chế thương mại ưu đãi , còn gọi là White Countries (Danh sách trắng).

Nhật Bản chính thức đưa Hàn Quốc ra khỏi Danh sách TrắngNgười dân mua sắm hàng hóa tại khu vực Myeongdong, thủ đô Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Giới chuyên gia cho biết động thái mở rộng hạn chế thương mại của Nhật Bản đối với Hàn Quốc có thể tạo thêm áp lực lên nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, vốn đang vật lộn với những tác động từ tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và nhu cầu trong nước cũng như hoạt động đầu tư suy yếu.

Việc đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách White Countries đồng nghĩa sẽ phát sinh thêm các thủ tục kiểm tra đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Nhật Bản sang Hàn Quốc như hóa chất, dược phẩm, linh kiện điện tử, máy móc..., những mặt hàng mà Hàn Quốc rất cần.

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) sẽ đưa ra các yêu cầu kiểm tra dựa trên những phán đoán liên quan tới các vấn đề như an ninh và dự kiến việc cấp phép sẽ mất tới 90 ngày.

Ngoài sự kiểm soát từ METI, Bộ Tài chính Nhật Bản cũng thông báo sẽ kiểm tra về mặt thuế quan, dù đã được METI cấp phép.

Tình hình trở nên căng thẳng hơn nữa khi Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki ngày 2/8 cho biết nước này sẽ loại Nhật Bản ra khỏi " danh sách trắng " các đối tác thương mại đáng tin cậy, đánh dấu động thái đáp trả chỉ vài giờ sau quyết định tương tự của Tokyo.

Các nhà phân tích cho biết tác động từ việc Hàn Quốc bị loạt khỏi danh sách ưu đãi sẽ tương đối hạn chế. Nhưng nếu những căng thẳng thương mại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản kéo dài lâu hơn dự kiến, chứng có thể làm tê liệt nền kinh tế này.

Trong một báo cáo mới đây, công ty tư vấn tài chính Moody’s Analytics cho rằng quyết định của Nhật Bản sẽ ngay lập tức có ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người tiêu dùng và các quyết định đầu tư kinh doanh tại Hàn Quốc, cũng như gây ra những biến động trên thị trường tài chính.

KB Securities, một công ty môi giới đầu tư tại Hàn Quốc, cho rằng việc Hàn Quốc bị loại bỏ khỏi danh sách trắng có thể khiến các công ty nước này gặp nhiều khó khăn hơn trong nhập khẩu nguyên liệu và phụ tùng từ Nhật Bản và tình trạng bất ổn có thể sẽ gia tăng hơn nữa sau quý 4 của năm nay.

Công ty môi giới này dự báo tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ giảm 0,6 điểm phần trăm nếu xuất khẩu giảm 10% trong bối cảnh Nhật Bản giữ nguyên các biện pháp kiềm chế xuất khẩu.

Có cùng quan điểm, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley của Mỹ nói rằng các vấn đề thương mại giữa Seoul và Tokyo có thể gây thêm áp lực đối với nền kinh tế Hàn Quốc, nơi đang phải đối mặt với những “cơn gió ngược” từ cả trong lẫn ngoài nước.

Ngân hàng này dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc ước khoảng 1,8% cho năm 2019 và 1,7% cho năm 2020, đều nằm dưới mức khảo sát trước đó lần lượt tương ứng là 2,2% và 2,4%.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Lee Ju-yeol từng cho biết việc kiềm chế xuất khẩu của Nhật Bản có thể buộc BoK phải hạ triển vọng của nền kinh tế, mặc dù ngân hàng này khó có thể đánh giá hết các tác động từ động thái trên tại thời điểm này.

Ông Lee cũng phát đi những tín hiệu về khả năng BoK cắt giảm lãi suất sâu hơn nếu căng thẳng thương mại với quốc gia láng giềng tiếp tục kéo dài.

Vào tháng trước, BoK đã cắt giảm 25 điểm cơ bản lãi suất chuẩn xuống còn 1,50%, đồng thời hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong năm nay từ 2,5% xuống còn 2,2%.

Moody’s Analytics cho rằng BoK có thể sẽ cắt giảm lãi suất thêm ít nhất một lần nữa vào cuối năm nay, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều rủi ro và áp lực nghiêng về hướng suy yếu.

Tuy nhiên, ông Jun Kwang-woo, Chủ tịch Viện Kinh tế Toàn cầu, một nhóm chuyên gia kinh tế tư nhân, cho biết còn quá sớm để xác định mức độ ảnh hưởng của việc Nhật Bản thắt chặt xuất khẩu lên tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Điều này là do còn nhiều yếu tố không chắc chắn xung quanh việc những biện pháp của Tokyo sẽ được kéo dài trong bao lâu.

Dù ít hay nhiều, động thái thắt chặt xuất khẩu của Nhật Bản nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Theo các ước tính trước đó, kinh tế Hàn Quốc sẽ chỉ tăng trưởng hơn 2% trong năm nay, giảm mạnh so với mức 2,7% của năm ngoái.

Nhưng các số liệu thống kê mới nhất cho thấy nền kinh tế này nhiều khả năng sẽ đi xuống thấp hơn nữa trong thời gian tới.

Hoạt động xuất khẩu của nước này trong tháng 7/2019 đã giảm 11% so với cùng kỳ năm trước xuống 46,14 tỷ USD, kéo dài chuỗi suy giảm sang tháng thứ tám liên tiếp do những tác động từ tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng như giá các sản phẩm chất bán dẫn suy yếu.

LP (Theo Kyodo)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]