Thay đổi để bệnh dại không còn đáng sợ
Tôi vội vàng đi tiêm phòng khi bị chó của một gia đình ở khu phố cắn, trong khi một số người nhìn tôi như vật thể lạ lùng.
Một bác hàng xóm còn móc máy ám chỉ rằng tôi thuộc loại con nhà giàu số gai mồng tơi. Ý của bác là vết chó cắn chưa chảy máu mà đã cuống cả lên. Vài người khác thì nói rằng khéo vẽ chuyện. Con chó này trong khu phố tiếng là dữ, có phải cắn người lần đầu đâu. Mà chó đang sống nhăn, cứ theo dõi đi, chó phát bệnh thì người đi tiêm có muộn đâu. Một người khác thì dọa, ngày xưa các cụ kiêng nhất là tiêm phòng bệnh dại. Vắc xin độc hại lắm, nhiều người trở nên ẩm ương sau khi tiêm. Tôi rối bời nhưng vẫn quyết định đi tiêm phòng. Sức khỏe, tính mạng đâu có thể lấy ra làm sự thử nghiệm, đối chứng cho cái gọi là “kinh nghiệm” của những người hàng xóm được.
Tôi lên mạng tra cứu thông tin xem quyết định của mình là đúng hay sai và gật đầu với chính mình. Đã hơn 1 năm sau mũi tiêm vắc xin phòng dại, tôi thấy hoàn toàn bình thường, chẳng giống người “nhặt lá, đá ống bơ” như cảnh báo.
Chó ngày càng được nuôi nhiều, trở thành thú cưng, khoảng cách giữa chó và người ngày càng gần. Đó cũng chính là những nguy cơ tiềm tàng của bệnh dại từ chó sang người. Nhiều người bỏ tiền triệu ra mua chó, bỏ tiền trăm ra làm đẹp cho chó định kỳ, nhưng lại tiếc chỉ vài chục nghìn đồng tiêm phòng dại. Nhiều người quan niệm chó cảnh ở trong nhà, không tiếp xúc với chó lạ nên không lo mắc bệnh.
Khi chúng ta gọi chó là một loại thú cưng, đồng nghĩa cũng phải thay đổi cách ứng xử. Trước kia việc nuôi chó theo kiểu tự sinh, tự diệt do điều kiện còn nhiều khó khăn, lo cho người đã khó, nói gì lo cho vật. Sự thay đổi bây giờ nhằm đáp ứng các yêu cầu cao hơn của cuộc sống, trên hết thể hiện là người tuân thủ luật pháp, có nếp sống văn minh. Những người trong khu dân cư nơi tôi ở còn rơi rớt cách sống có phần tiểu nông do có thời gian dài lớn lên ở nông thôn. Sự kiên quyết của tôi khi đi tiêm phòng dại được hy vọng sẽ tác động vào suy nghĩ của những người trong khu phố khi mà số nạn nhân của bệnh dại ngày càng nhiều, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ngày càng trở nên đáng sợ.
Theo thông tin từ Hệ thống Quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (Cục Thú y), bệnh dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp. Từ đầu năm 2023 đến tháng 2/2024 đã xảy ra 235 ổ dịch bệnh dại tại 31 tỉnh, thành phố, làm 82 người chết. Trên địa bàn Thanh Hóa cũng có 3 ổ dịch, 2 người đã chết do bệnh dại.
Năm 2024 được xác định là năm cao điểm thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo trên bình diện quốc gia. Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Công điện số 22/CĐ-TTg về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại; UBND tỉnh cũng có công văn về việc tập trung tổ chức năm cao điểm thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn tỉnh. Mỗi người nuôi chó hãy loại bỏ suy nghĩ mơ hồ, cảm tính, để có biện pháp tiêm phòng phù hợp cho chó, mèo, nhất là người khi bị chó cắn, để tránh phải nhận hậu quả xấu.
Thái Minh
{name} - {time}
-
2024-12-12 21:53:00
Cảnh giác với chất cấm trong thực phẩm giảm cân
-
2024-12-12 20:43:00
Khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ xứ Thanh (Bài 1): Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa
-
2024-03-26 16:09:00
Tháng Thanh niên với nhiều hoạt động ý nghĩa tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết do Việt Nam đề xuất về Ngày Quốc tế Vui chơi
BĐBP tỉnh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Ngày thành lập Đoàn
Sẽ triển khai thu phí không dừng đồng loạt tại 5 sân bay từ ngày 5/5
Giá vé máy bay tăng cao, đường sắt chạy thêm tàu trong dịp nghỉ lễ 30/4
Thanh niên và khát vọng cống hiến, vững bước tiên phong, phát huy sức trẻ
Bên kia sông
Tìm ra nhà vô địch cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh
Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
“Hướng dương” đón nắng