(Baothanhhoa.vn) - Kết quả giải ngân đến hết tháng 6-2023 của 3 Chương trình MTQG các địa phương trong vùng là trên 2.055 tỷ đồng, đạt 21,67% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn 6,53% so với trung bình cả nước.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Kết quả giải ngân đến hết tháng 6-2023 của 3 Chương trình MTQG các địa phương trong vùng là trên 2.055 tỷ đồng, đạt 21,67% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn 6,53% so với trung bình cả nước.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến. (Ảnh chụp màn hình).

Ngày 20-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) chủ trì hội nghị trực tuyến về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao vốn đầu tư phát triển trên 39 nghìn tỷ đồng cho các địa phương vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên thực hiện 3 Chương trình MTQG, chiếm 39,2% nguồn lực đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương để thực hiện 3 chương trình của các địa phương cả nước.

Đến nay, các địa phương đã hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở bám sát các quy định và chỉ đạo của Trung ương.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Đã có 17/19 địa phương trong vùng bố trí ngân sách địa phương để thực hiện 3 Chương trình MTQG với trên 6,2 tỷ đồng; tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên bình quân đạt 3,81% (đạt so với mục tiêu trên 3% mục tiêu kế hoạch giao); tỷ lệ hộ nghèo đa chiều vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung giảm từ 12,02% xuống còn 10,04%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều vùng Tây Nguyên giảm từ 17,52% xuống còn 15,39%.

Năm 2023, Trung ương hỗ trợ thực hiện 3 Chương trình MTQG Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên là 17.820,895 tỷ đồng, chiếm gần 36% tổng nguồn vốn. Hiện, các địa phương trong vùng đã phân bổ vốn đạt 83,68%. Tuy nhiên, kết quả giải ngân đến hết tháng 6-2023 của 3 Chương trình MTQG các địa phương trong vùng mới được trên 2.055 tỷ đồng, đạt 21,67% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn 6,53% so với trung bình cả nước.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong quản lý, tổ chức thực hiện. Việc bố trí vốn đối ứng để thực hiện các Chương trình theo tỷ lệ khó đảm bảo. Thiếu hướng dẫn hoặc quy định chưa cụ thể, thống nhất giữa các Thông tư, văn bản của các bộ, ngành. Một số nội dung hỗ trợ còn thấp, khó áp dụng trong điều kiện địa bàn vùng dân tộc miền núi. Nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững bố trí thực hiện một số nội dung còn chưa phù hợp. Đối với việc xây dựng xã NTM theo bộ tiêu chí mới, nhiều nội dung tiêu chí rất khó thực hiện…

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG, trọng tâm là việc chậm phân bổ vốn thực hiện làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; một số bộ chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung trong từng chương trình dẫn đến các địa phương lúng túng, khó khăn trong triển khai… Đồng thời, đề xuất các giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình MTQG.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thừa nhận, nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình chung có sự chồng chéo, chưa thực sự phù hợp với một số địa phương cụ thể. Việc thực hiện giải ngân vốn phân bổ thực hiện chương trình của đa phần địa phương đều rất chậm (đến thời điểm này việc giải ngân vốn của cả 3 Chương trình đã hơn một nửa thời gian nhưng mới giải ngân được 8%, vẫn còn hơn 90% chưa giải ngân được). Các địa phương cần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong triển khai các công việc. Thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Phó Thủ tướng Chính phủ lưu ý các địa phương hạn chế tối đa việc chia kinh phí triển khai quá nhiều dự án dẫn đến phân tán và dàn trải, không đạt được mục đích chung của chương trình. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các địa phương có thể liên hệ trực tiếp Phó Thủ tướng để phản ánh, trao đổi và xin ý kiến giải quyết. Các bộ, ngành Trung ương và địa phương phải nghiên cứu, rà soát đối với các quy định thuộc thẩm quyền thì xử lý ngay; các vấn đề còn tồn tại, nếu vượt thẩm quyền phải tích cực, khẩn trương tham mưu đề xuất Chính phủ giải quyết.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng yêu cầu sớm tập hợp, rà soát, thống kê, tham mưu cho Phó Thủ tướng, Trưởng ban chỉ đạo có văn bản nhắc nhở cụ thể các bộ, ngành, địa phương về những việc phải làm, kèm theo thời hạn phải hoàn thành; trong đó lưu ý phải hoàn thành các văn bản còn thiếu, rà soát những văn bản còn chồng chéo hoặc chưa rõ, sau đó có báo cáo Quốc hội. Nếu tích cực làm tốt, phối hợp tốt, trách nhiệm tốt thì sẽ có báo cáo hoàn chỉnh trình Quốc hội.

Trần Hằng


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]