(Baothanhhoa.vn) - Để từng bước khắc phục khó khăn và phát huy những tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng đầu tư vào một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch được đánh giá là một trong những khâu đột phá, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tạo đột phá trong phát triển thương mại

Để từng bước khắc phục khó khăn và phát huy những tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng đầu tư vào một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch được đánh giá là một trong những khâu đột phá, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tạo đột phá trong phát triển thương mạiHàng hóa dồi dào, đáp ứng sức mua của khách hàng.

Nhìn một cách tổng thể, đến nay, hạ tầng thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã từng bước được đầu tư phát triển. Mạng lưới thương mại phát triển mạnh, nhất là các cửa hàng xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, thu mua nguyên liệu thủy sản; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh và rộng khắp từ đô thị đến nông thôn.

Là phường nằm giữa 2 trung tâm đô thị lớn của tỉnh là TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn, lại có tuyến Quốc lộ 47, Đại lộ Nam sông Mã đi qua, nên phường Quảng Phú (TP Thanh Hóa) được xem là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển thương mại - dịch vụ. Nhằm phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, thời gian qua, phường đã khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ vay vốn ngân hàng, liên kết với các cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh làm đại lý bán buôn, bán lẻ; đồng thời tăng cường công tác quản lý thị trường, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh... Trong quá trình khảo sát, phường nhận thấy nhu cầu sử dụng lao động làm dịch vụ sửa chữa, xây dựng nhà ở, dịch vụ vận chuyển, giao hàng là khá lớn. Vì vậy, phường đã định hướng, khuyến khích Nhân dân thành lập các tổ chuyên cung ứng dịch vụ về lĩnh vực này. Đến nay, toàn phường có 435 hộ kinh doanh, buôn bán; khoảng 3.000 lao động làm các nghề cung ứng dịch vụ xây dựng, cơ khí... Trong 7 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của phường là 132,7 tỷ đồng, đạt 54,2% kế hoạch, tăng 18,65% so với cùng kỳ.

Ông Phạm Ngọc Hồng, Chủ tịch UBND phường Quảng Phú, cho biết: Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực thương mại - dịch vụ đã chứng minh định hướng, giải pháp mà phường đã và đang thực hiện là đúng đắn. Vì thế, thời gian tới, phường sẽ khuyến khích các hộ mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm cung ứng. Thu hút nhà đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị lớn trên địa bàn, thu hút người tiêu dùng trong và ngoài phường. Khuyến khích Nhân dân chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới, đa dạng hóa các loại hình, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Để tạo đột phá trong phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ, các chỉ tiêu phát triển hạ tầng thương mại, việc triển khai các nhiệm vụ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, phát triển logistics... cần phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Theo ông Lê Huy Hùng, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quảng Xương: Là địa phương có nhiều lợi thế về đường giao thông huyết mạch, điều này góp phần kết nối, tạo điều kiện để quy hoạch, thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại, chợ đầu mối. Bởi vậy, huyện đã có kế hoạch xây dựng, nâng cấp các chợ nông thôn hiện hữu, cũng như kiến nghị các sở, ngành hỗ trợ phát triển các chợ nông thôn phù hợp, hiệu quả, dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương. Đặc biệt, đối với chợ đầu mối nông sản thực phẩm, huyện Quảng Xương đã quy hoạch quỹ đất để phát triển, mở rộng quy mô giai đoạn 2. Riêng phát triển các chợ truyền thống, huyện kiến nghị các sở, ngành liên quan đầu tư, phát triển phù hợp với thực tế, đảm bảo hiệu quả hoạt động. Bởi hiện nay, nhiều chợ ở nông thôn chỉ họp vào buổi sáng và bị cạnh tranh với nhiều loại hình mua sắm hiện đại như hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi...

Với mục tiêu đưa thương mại trở thành cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng trưởng bình quân 17,6%/năm, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... chiếm khoảng 30 - 35%. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tìm kiếm đối tác, thúc đẩy cơ hội mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Cùng với đó là chỉ đạo các địa phương tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại đồng bộ, phân bố hợp lý mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi để xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường. Trong quá trình phát triển chú trọng kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại. Trong đó, hạ tầng thương mại khu vực thành thị được hiện đại hóa, áp dụng công nghệ số hóa trong khai thác, vận hành và quản lý. Hạ tầng thương mại thiết yếu khu vực nông thôn được phát triển đầy đủ, phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]