(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, thì nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã góp phần tạo động lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí NTM ở các địa phương.

Tạo động lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí ở các địa phương

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, thì nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã góp phần tạo động lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí NTM ở các địa phương.

Tạo động lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí ở các địa phươngGiải ngân vốn ưu đãi cho hộ nghèo tại Điểm giao dịch xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc).

Qua thời gian triển khai thực hiện, đến nay tín dụng chính sách đã thực sự khẳng định vai trò quan trọng, giúp nhiều địa phương về đích NTM. Tại xã Thăng Bình (Nông Cống), thực hiện Chương trình XDNTM, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã đã đạt nhiều thành tích nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Bí thư Đảng ủy xã Hà Vĩnh Thanh cho biết: Bắt tay vào thực hiện XDNTM cùng với sự đồng hành thiết thực của vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH, đã tạo điều kiện cho người dân đầu tư có hiệu quả các mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi; một số tiêu chí về giảm nghèo, thu nhập, môi trường... được cải thiện đáng kể. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã có khoảng 2.500 hộ vay vốn, với tổng dư nợ gần 60 tỷ đồng. Nhờ phát huy tốt nguồn vốn vay từ NHCSXH và đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, các tiêu chí NTM tại địa phương tiếp được giữ vững và nâng cao.

Nhận thức rõ về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng NTM, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm nhằm giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, cải thiện đời sống và trả được nợ ngân hàng.

Đến nay, NHCSXH Thanh Hóa đã triển khai 22 chương trình tín dụng chính sách như: Cho vay vốn hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, học sinh - sinh viên, xuất khẩu lao động, phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... Đặc biệt, để tín dụng chính sách góp phần thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, thời gian qua NHCSXH Thanh Hóa đã tập trung triển khai hiệu quả cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm, nhà ở xã hội; cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập; cho vay vốn đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hơn 321.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; gần 91.000 lao động được tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; hơn 11.300 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được vay vốn; giúp hơn 448.300 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 637.000 công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; hơn 40.500 căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Thông qua việc triển khai các nguồn vốn chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, XDNTM thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng từng thời kỳ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, góp phần thực hiện các mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khôi phục các làng nghề và phát triển, mở rộng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, được làm quen với các dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đại; từng bước thay đổi cơ bản nhận thức, giúp các hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đến ngày 15-4-2023 tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt gần 12.500 tỷ đồng, tăng 333,4 tỷ đồng so với đầu năm với 246.500 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Giám đốc NHCSXH Thanh Hóa Lê Hữu Quyền cho biết: Với phương thức quản lý vốn và cách thức hoạt động nghiệp vụ đặc thù, nguồn vốn chính sách được đánh giá là “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo tại địa phương. Tín dụng chính sách đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo trong từng giai đoạn. Thời gian tới, Thanh Hóa tiếp tục tập trung xây dựng hoạt động tín dụng chính sách giai đoạn 2021-2030 phát triển theo hướng ổn định bền vững, đủ năng lực triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; luôn bám sát chương trình, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]