Quan Sơn phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm bền vững
Huyện Quan Sơn đã và đang triển khai có hiệu quả các dự án “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững” - Dự án 4 (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025) mang lại hiệu quả thiết thực. Đây chính là mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cả về quy mô và chất lượng đào tạo, gắn kết chặt chẽ GDNN với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo... mà Quan Sơn hướng đến.
Hội Liên Hiệp phụ nữ Quan Sơn trao con giống cho phụ nữ nghèo trên địa bàn huyện.
Để thực hiện có hiệu quả các tiểu dự án, ngay khi có kế hoạch giao vốn của UBND huyện, các phòng, ban chuyên môn đã tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn. Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2023 huyện Quan Sơn được phân bổ trên 2,4 tỷ đồng để thực hiện Tiểu dự án 1 (phát triển GDNN vùng nghèo, vùng khó khăn), Tiểu dự án 2 (hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài) và Tiểu dự án 3 (hỗ trợ việc làm bền vững) - thuộc Dự án 4... Từ nguồn vốn được hỗ trợ, huyện đã mở 13 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 440 học viên tham gia; tổ chức hội nghị tuyên truyền, tư vấn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động và thân nhân người lao động tại 12/12 xã, thị trấn. Năm 2023 đã giải quyết việc làm mới cho 725 người, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao. Trong đó có 310 lao động đi làm việc ở nước ngoài có hợp đồng lao động (tỉnh giao 70 người); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60,4%, vượt kế hoạch huyện giao.
Có được kết quả nêu trên là nhờ các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Quan Sơn đã chú trọng công tác tạo việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo. Theo đó, hằng năm trên cơ sở số liệu điều tra, Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia huyện đã phân tích dữ liệu hộ nghèo từng xã, thị trấn, thôn, bản để có các giải pháp giảm nghèo phù hợp.
Cụ thể, với những hộ thiếu vốn, xác định rõ nhu cầu vay vốn của từng hộ và triển khai kịp thời có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời kết hợp vốn tự có trong Nhân dân với vốn vay của các tổ chức tín dụng để thúc đẩy phát triển sản xuất. Cùng với đó, huyện cũng nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế để chuyển giao cho nông dân như hỗ trợ trâu, bò, lợn nái sinh sản... Bên cạnh đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng để cung cấp thông tin về thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động nhằm tăng cơ hội, khả năng tìm việc làm và học nghề cho người nghèo...
Với nguồn vốn chuyển tiếp của năm 2022, năm 2023 huyện Quan Sơn thực hiện các dự án phát triển chăn nuôi như nuôi bò cái, lợn nái sinh sản, cá lồng, vịt bầu... Hiện nay, huyện đang thẩm định, ban hành quyết định phê duyệt dự án và giải ngân xong nguồn vốn trong tháng 1/2024. Huyện còn tạo điều kiện để hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn từ các chương trình tín dụng ưu đãi. Hiện nay, Quan Sơn có khoảng 4.000 khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn từ các chương trình tín dụng ưu đãi, đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, với tổng dư nợ trên 240 tỷ đồng. Thông qua nguồn vốn này giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm đáng kể, nếu năm 2021 là 40,04%, thì hết năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 30,02%. Điều đáng ghi nhận là nhiều hộ dân đã nỗ lực vượt khó, vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các dự án, tiểu dự án còn gặp phải một số tồn tại, hạn chế như: hỗ trợ cho người đi xuất khẩu lao động gặp rất nhiều khó khăn, người lao động không cung cấp được hóa đơn, chứng từ theo quy định; các công ty tư vấn xuất khẩu lao động đưa người lao động đi xuất khẩu không cung cấp hóa đơn, chứng từ theo từng danh mục và hợp lệ, nhất là công tác tuyên truyền về chế độ, chính sách cho người lao động chưa thường xuyên làm ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ cho người lao động đi xuất khẩu lao động. Các văn bản hướng dẫn về GDNN trong chương trình ban hành chậm so với kế hoạch, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, phân bổ và giải ngân vốn. Chưa lồng ghép các nguồn lực thực hiện nội dung GDNN trên cùng một địa bàn của các chương trình. Chưa có hướng dẫn cụ thể về xác định đối tượng người lao động có thu nhập thấp, cơ sở GDNN vùng nghèo, vùng khó khăn, nội dung hoạt động của tiểu dự án, nội dung thành phần, nên việc xây dựng, đề xuất kế hoạch, thực hiện hằng năm và cả giai đoạn còn chưa sát thực tế, chưa bảo đảm đúng đối tượng, phạm vi thực hiện. Các văn bản hướng dẫn cũng như việc phân bổ vốn còn chậm, dẫn đến khó khăn trong thực hiện các hoạt động có liên quan, nhất là đối với các địa phương trong việc phân bổ kinh phí, xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm và cả giai đoạn...
Khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy kết quả đạt được, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tiếp tục phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan, Trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên huyện, UBND các xã, thị trấn triển khai, tổ chức thực hiện các tiểu dự án, dự án đảm bảo theo quy định hiện hành và hoàn thành kế hoạch thực hiện các nội dung về lĩnh vực GDNN, việc làm bền vững thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đúng đối tượng.
Bài và ảnh: Trần Hằng
{name} - {time}
-
2024-12-15 14:10:00
Phát huy vai trò nhân sĩ, trí thức trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
-
2024-12-15 13:46:00
Gieo mầm tri thức nơi biên cương
-
2024-03-18 18:52:00
Sôi động thị trường việc làm những tháng đầu năm
Ấm áp tình đồng hương Sầm Sơn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực số
Các tỉnh, thành phố ven biển chủ động ứng phó với gió Đông Bắc mạnh
Thăm hỏi, trao kinh phí hỗ trợ cho trẻ mồ côi đặc biệt khó khăn
Tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành PCCC và CNCH cho học sinh Trường THPT Hàm Rồng
70 dự án nhà ở thương mại đưa ra khỏi kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021 - 2025
Ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường khu vực hồ Đồng Chiệc
Đề xuất 2 phương án xử lý nồng độ cồn
Giúp phụ nữ khó khăn vươn lên thoát nghèo