(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh “trăm hoa đua nở”, hoạt động hành nghề y dược tư nhân (YDTN) cũng nảy sinh không ít vấn đề, nhất là trong công tác quản lý.

Quản lý hành nghề y dược tư nhân - Vì sao khó? (Bài 3): Còn đó những bất cập

Trong bối cảnh “trăm hoa đua nở”, hoạt động hành nghề y dược tư nhân (YDTN) cũng nảy sinh không ít vấn đề, nhất là trong công tác quản lý.

Quản lý hành nghề y dược tư nhân - Vì sao khó? (Bài 3): Còn đó những bất cập

Đoàn khảo sát của Thường thực HĐND tỉnh khảo sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hành nghề YDTN trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2023 tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh.

Khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý

Hiện nay, hệ thống YDTN trên địa bàn tỉnh đã và đang phát triển mạnh về số lượng và quy mô, đa dạng các loại hình hoạt động, bao phủ đến các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với 1.553 cơ sở KCB (20 bệnh viện, 64 phòng khám đa khoa, 1.381 phòng khám chuyên khoa và 88 cơ sở dịch vụ y tế); 3.950 cơ sở kinh doanh dược (4 công ty sản xuất thuốc, 104 doanh nghiệp bán buôn; 742 nhà thuốc; 3.016 quầy thuốc; 84 cơ sở bán lẻ dược liệu).

Sự phát triển của hệ thống YDTN đã tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa y tế công và y tế tư, thúc đẩy phát triển cả hệ thống y tế tỉnh Thanh Hóa, góp phần cùng y tế Nhà nước thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt ưu việt, sự tăng nhanh về số lượng cơ sở hành nghề, loại hình hoạt động đa dạng, rải khắp trên địa bàn tỉnh, đã gây ra không ít khó khăn nhất định cho cơ quan chức năng về mặt quản lý Nhà nước.

Hằng năm, Sở Y tế chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp các đơn vị liên quan, xây dựng kế hoạch liên ngành, chuyên ngành, tổ chức kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc chấp hành pháp luật của các cơ sở hành nghề YDTN trên địa bàn, thế nhưng vẫn không thực hiện kiểm tra được hết các cơ sở hành nghề YDTN.

Theo báo cáo của Sở Y tế, giai đoạn 2021-2023, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện 30 cuộc kiểm tra, thanh tra (trong đó kiểm tra theo kế hoạch 16 cuộc, kiểm tra đột xuất 14 cuộc) tại 197 cơ sở hành nghề YDTN. Qua đó đã phát hiện và xử lý 108 cơ sở vi phạm với số tiền xử phạt hơn 1,23 tỷ đồng.

Sở Y tế phối hợp, chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm cho cơ quan Cảnh sát điều tra 3 vụ việc, tại 5 cơ sở. Thành lập đoàn kiểm tra đột xuất theo nội dung phản ánh từ đơn thư của công dân, cơ quan báo chí. Theo đó, xử phạt và đình chỉ hoạt động các cơ sở: Phòng khám Đa khoa An Đức 120 triệu đồng; phòng khám Đa khoa Lam Kinh 35 triệu đồng; SPA MAI NGOC DO 45 triệu đồng; nha khoa PARIS 45 triệu đồng; Nha khoa Quốc tế Việt Pháp 11,5 triệu đồng; Thẩm mỹ Mayo Clinic 45 triệu đồng; Thẩm mỹ Phương Japan 45 triệu đồng; Cơ sở Nha khoa thẩm mỹ Sunshine Deltal Luxury (trực thuộc Công ty TNHH Sunshine Thanh Hoá) 90 triệu đồng...

Giai đoạn 2021-2023, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã kiểm tra, giám sát 4.329 cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám, chữa bệnh và cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, trong đó xử lý vi phạm 424 cơ sở, số tiền xử phạt hơn 2,1 tỷ đồng.

Những kết quả kiểm tra trên mới chỉ phần nào phản ánh thực tế hoạt động YDTN hiện nay, bởi nhân lực làm công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này rất mỏng, do đó khó có thể kiểm tra, kiểm soát hết các cơ sở nếu cấp chính quyền cơ sở không tích cực vào cuộc.

Quản lý hành nghề y dược tư nhân - Vì sao khó? (Bài 3): Còn đó những bất cập

Một cơ sở nha khoa không phép hoạt động trên địa bàn huyện Triệu Sơn.

Chờ những giải pháp

Trong khi ngành Y tế và các địa phương, lực lượng chức năng chưa thể kiểm soát hết các cơ sở hành nghề YDTN thì số lượng cơ sở y tế hành nghề mỗi năm lại tăng thêm. Một số cơ sở hành nghề YDTN cũng chưa thực sự hợp tác với cơ quan quản lý, không ít cơ sở khi thấy có thông tin đoàn kiểm tra đã né tránh bằng hình thức tạm thời đóng cửa không hoạt động. Một số địa phương cũng chưa có các giải pháp cụ thể, còn nể nang, chưa kiên quyết xử lý và chấm dứt hoạt động trái phép của các cơ sở vi phạm.

Trong công tác quản lý hoạt động của các cơ sở YDTN, vai trò tham mưu quản lý là rất quan trọng, tuy nhiên, nhiều nơi vẫn chưa làm hết trách nhiệm; chưa sát sao nắm bắt tình hình trên địa bàn. Về phía người dân vẫn duy trì thói quen tùy tiện mua và sử dụng thuốc, dễ tin vào quảng cáo nên việc lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh đôi khi chỉ dựa vào cảm tính...

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động hành nghề trên địa bàn tỉnh, Quyền Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Bá Cẩn khẳng định, thời gian tới ngành sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác quản lý hành nghề YDTN. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật về y, dược cho các bộ làm công tác quản lý Nhà nước về y tế và các cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh kinh doanh dược; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm các cơ sở hành nghề YDTN. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý cấp phép hoạt động khám, chữa bệnh, cấp phép kinh doanh dược, cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề. Ưu tiên, thu hút, khuyến khích, tạo điều kiện để hệ thống YDTN trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, tạo môi trường thuận lợi, sự cạnh tranh lành mạnh để hướng tới mục tiêu cuối cùng là không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Nhằm đánh giá toàn diện, khách quan việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hành nghề YDTN, hướng tới tính minh bạch trong hành nghề YDTN, ngày 4/6/2024, Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên giải trình về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hành nghề YDTN trên địa bàn, giai đoạn 2021 - 2023. Phiên giải trình được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 27 điểm cầu các địa phương trong toàn tỉnh sẽ đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng hành nghề YDTN, đưa ra giải pháp căn cơ để khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hành nghề YDTN.

Hà Phương

Tin liên quan:
  • Quản lý hành nghề y dược tư nhân - Vì sao khó? (Bài 3): Còn đó những bất cập
    Quản lý hành nghề y dược tư nhân - Vì sao khó? (Bài 2): Còn nhiều sai phạm ...

    Có thể khẳng định, sự phát triển của hệ thống y, dược tư nhân (YDTN) đã góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động hành nghề YDTN còn nhiều hạn chế; các chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe nên nhiều cơ sở sẵn sàng nộp phạt, sau đó tiếp tục lén lút hoạt động trở lại.

  • Quản lý hành nghề y dược tư nhân - Vì sao khó? (Bài 3): Còn đó những bất cập
    Quản lý hành nghề y dược tư nhân - Vì sao khó? (Bài 1): Có “trên nóng, dưới ...

    Hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân (YDTN) tại tỉnh Thanh Hóa đã và đang phát triển mạnh mẽ với nhiều dịch vụ đa dạng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, giảm tải cho các bệnh viện trong hệ thống y tế công. Tuy nhiên, cũng đặt ra những thách thức cho cơ quan quản lý Nhà nước.


Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]