(Baothanhhoa.vn) - Xây dựng làng văn hóa là một yếu tố quan trọng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở phát triển. Xác định rõ vai trò của việc xây dựng làng văn hóa, thời gian qua huyện Nông Cống đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào.

Phong trào xây dựng làng văn hóa ở huyện Nông Cống

Xây dựng làng văn hóa là một yếu tố quan trọng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở phát triển. Xác định rõ vai trò của việc xây dựng làng văn hóa, thời gian qua huyện Nông Cống đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào.

Phong trào xây dựng làng văn hóa ở huyện Nông CốngNhà văn hóa thôn Quyết Thắng (xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống) là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Có dịp về xã Vạn Thắng, chúng ta sẽ cảm nhận được sự thay da đổi thịt từng ngày của một xã thuần nông. Những con đường liên thôn được bê tông hóa, nhiều ngôi nhà cao tầng đang mọc lên san sát. Trên trục đường chính của các thôn được trang trí sinh động, bắt mắt bằng những bức tranh tường, hàng rào cây hoa. Các thiết chế văn hóa, thể thao được quan tâm đầu tư xây dựng, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao. Thành quả đó là sự nỗ lực và quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Vạn Thắng trong việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào xây dựng làng văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích ý nghĩa của cuộc vận động tới toàn thể Nhân dân. Đồng thời, chỉ đạo các thôn/làng xây dựng các quy ước, hương ước để Nhân dân thực hiện; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Điển hình như làng Quyết Thắng, để gìn giữ truyền thống hơn 100 năm và xây dựng làng văn hóa phù hợp với yêu cầu ngày nay, thôn đã đưa việc xây dựng làng văn hóa, các tiêu chí làng văn hóa vào hương ước để Nhân dân thực hiện. Ông Nguyễn Hồng Quân, Bí thư chi bộ, trưởng thôn Quyết Thắng cho biết: Qua hương ước làng xây dựng, một số hủ tục như để người mất quá 48 giờ, rải tiền, khóc mướn... đã được xóa bỏ. Các quy định về nếp sống mới được phát huy. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao trong thôn được quan tâm phát triển, tạo sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư. Nhờ đó, tỷ lệ gia đình văn hóa luôn đạt cao (95,6% năm 2021).

Không chỉ riêng xã Vạn Thắng, mà hầu hết các xã trên địa bàn huyện Nông Cống đều phát huy hiệu quả phong trào xây dựng làng văn hóa. Theo thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Nông Cống, toàn huyện có 179/201 thôn/làng/tiểu khu được công nhận đơn vị văn hóa (đạt 89%). Một số địa phương thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng làng văn hóa như: xã Trung Chính, Thăng Bình, Tế Lợi, Tượng Văn, Thăng Long...

Hiệu quả từ việc xây dựng làng văn hóa mang lại là từng bước loại bỏ nhiều tập tục lạc hậu và hạn chế sự tác động của tệ nạn xã hội vào khu dân cư; nhiều hoạt động, nét đẹp truyền thống của làng được duy trì và phát huy như hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Đồng thời, phong trào xây dựng làng văn hóa có tác động qua lại, tích cực đến phong trào gia đình văn hóa, thực hiện hương ước thôn, làng và thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW, về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đến nay, toàn huyện có 201/201 thôn/làng/tiểu khu xây dựng hương ước, quy ước. 43.002/48.373 hộ gia đình văn hóa (đạt 88%) năm 2021 và 38.774/48.373 hộ gia đình văn hóa 3 năm liên tục.

Điểm nổi bật từ phong trào xây dựng làng văn hóa ở huyện Nông Cống chính là, qua phong trào nhiều hạng mục, thiết chế văn hóa của làng đã được chính quyền địa phương, người dân đồng thuận hỗ trợ xây dựng như: cổng làng, nhà văn hóa, sân thể thao, đình - đền làng, đường liên thôn. Đến nay, toàn huyện có 201/201 thôn, làng có nhà văn hóa và 201/201 sân chơi thể thao. Một số di tích được tôn tạo như: đền thờ Võ Uy, xã Tân Phúc; đền thờ ba đời tiến sĩ họ Lê, xã Hoằng Giang... Hệ thống các thiết chế văn hóa – thể thao được hoàn thiện tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa, thể thao, sinh hoạt văn hóa cộng đồng được phát triển. Từ đó, đời sống văn hóa - tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao, các giá trị văn hóa truyền thống giữ gìn và phát huy.

Để có được kết quả đó, huyện đã bám sát các chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên trong việc triển khai phong trào làng văn hóa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về phong trào xây dựng làng văn hóa cũng như phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới; Nghị định 122/NĐ-CP về việc xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Đồng thời, quan tâm xây dựng thiết chế văn hóa làng, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng; quan tâm xây dựng và phát huy các mô hình hoạt động văn hóa hiệu quả ở các địa phương; chú trọng việc xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng tinh thần đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư...

Có thể khẳng định, phong trào xây dựng làng văn hóa ở huyện Nông Cống đã góp phần tạo dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy tinh thần dân chủ và tinh thần làm chủ của người dân. Đồng thời, góp phần phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và nhân lên những nét đẹp trong cộng đồng dân cư. Để nâng cao chất lượng phong trào xây dựng làng văn hóa, huyện Nông Cống tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và Nhân dân về ý nghĩa của phong trào; tổ chức bình xét và công nhận các đơn vị đạt danh hiệu đơn vị văn hóa.

Bài và ảnh: Thùy Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]