(Baothanhhoa.vn) - Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển ngành nông nghiệp, những năm gần đây huyện Thạch Thành đã có nhiều giải pháp thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh đầu tư trồng cây ăn quả theo hướng tập trung, áp dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao

Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển ngành nông nghiệp, những năm gần đây huyện Thạch Thành đã có nhiều giải pháp thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh đầu tư trồng cây ăn quả theo hướng tập trung, áp dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao

Diện tích cây ăn quả tập trung ở thị trấn Vân Du của Công ty TNHH Thủy Ngọc.

Nhận thấy tiềm năng về đất đai để phát triển cây ăn quả, năm 2016 Công ty TNHH Thuỷ Ngọc (Hà Trung) đã thuê 80ha đất nông nghiệp ở xã Thành Vân (nay là thị trấn Vân Du) đầu tư cải tạo trồng cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng CNC.

Giám đốc Công ty Nguyễn Văn Chung cho biết: Để xây dựng mô hình thành công, công ty đã cử người đi tham quan học tập kinh nghiệm đồng thời thuê kỹ sư nông nghiệp có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp CNC. Sau khi cải tạo đất, trên diện tích 80ha, công ty đã chia thành 8 khu sản xuất, đầu tư hệ thống tưới nước tự động và bán tự động, các công đoạn làm đất đều được cơ giới hóa để trồng các loại cây ăn quả, như: Cam ruột vàng, bưởi da xanh, cam đường canh...

Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên diện tích cây ăn quả của Công ty TNHH Thuỷ Ngọc phát triển tốt. Đến nay, nông trại của công ty đã có 70ha cây ăn quả đang cho thu hoạch, trong đó có 8ha bưởi da xanh, 62ha cam.

Theo tính toán, năm 2024 Công ty TNHH Thuỷ Ngọc thu hoạch được trên 1.000 tấn quả các loại, doanh thu ước đạt 25 tỷ đồng. Sản phẩm cam, bưởi được các nhà buôn ở TP Hà Nội, Nghệ An và các tỉnh phía Nam đến tận nông trại để thu mua.

Phát triển cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao

Người dân xã Thành Tâm thu hoạch ổi Đài Loan.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thạch Thành Hà Đức Tâm cho biết: Để phát triển vùng cây ăn quả tập trung theo chuỗi ứng dụng CNC vào sản xuất, những năm gần đây huyện Thạch Thành đã có nhiều giải pháp thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư sản xuất mô hình cây ăn quả ứng dụng CNC. Cùng với đó, huyện đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện quy hoạch vùng cây ăn quả sản xuất tập trung quy mô lớn để có điều kiện ứng dụng CNC trong sản xuất, giúp nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị trên một diện tích canh tác. Đồng thời, có chính sách thu hút các doanh nghiệp trong và tỉnh đầu tư trồng cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng CNC vào huyện.

Đến nay, trên địa bàn huyện Thạch Thành đã có 7 doanh nghiệp đầu tư trồng cây ăn quả, áp dụng CNC vào sản xuất, với tổng diện tích 172ha, trong đó có 122ha áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, 50ha áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu GlobalGAP. Theo tính toán, 1ha cây ăn quả của doanh nghiệp, khi đi vào thu hoạch, doanh thu ước đạt từ 300 đến 400 triệu đồng/ha.

Phát triển cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao

Phát triển cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao

Người dân thị trấn Vân Du thu hoạch bưởi da xanh và cam đường canh.

Đến nay, diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện Thạch Thành là trên 2.693 ha, trong đó có 1.341 ha cây ăn quả tập trung được trồng chủ yếu ở các xã Thạch Quảng, Thành Công, Thành Minh, Thành Tâm, Thành Tân, Thạch Cẩm và thị trấn Vân Du, trong đó có 200 ha cây cam, bưởi áp dụng CNC. Các giống cây ăn quả đều phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, nên phát triển tốt, cho năng suất cao. Hiện đã có 122 ha áp dụng quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, 20 ha áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu GlobalGAP, giá trị 1 ha đạt từ 200- 400 triệu đồng, giá trị sản xuất đạt trên 220 tỷ đồng/năm. Nhiều mô hình sản xuất cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao trên 1ha canh tác, như: Cam, bưởi cho giá trị từ 200-300 triệu đồng, ổi lê Đài Loan 200 triệu đồng, mít Thái 150-200 triệu đồng...

Hiện, một số sản phẩm cây ăn quả lợi thế của các xã, thị trấn đã được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao như: Cam, ổi, đây là cơ sở để huyện triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Để xây dựng thương hiệu hàng nông sản theo hướng CNC, năm 2022 huyện Thạch Thành ban hành Đề án “Phát triển cây ăn quả sản xuất tập trung để thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thạch Thành đến năm 2025”. Mục tiêu đến năm 2025, diện tích cây ăn quả trên toàn huyện đạt 2.901,9ha, sản lượng quả đạt 35.783 tấn/năm, giá trị thu nhập ước đạt 357,8 tỷ đồng... Hiện nay, huyện Thạch Thành đang chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chú trọng chuyển đổi diện tích đất màu, đất vườn, đồi thấp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả; phát triển cây ăn quả gắn với bảo quản, bao tiêu sản phẩm; có cơ chế thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư trồng cây ăn quả áp dụng CNC vào địa bàn huyện...

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]