Phát triển bền vững sản phẩm OCOP
Có nhiều nét đặc trưng về địa hình, khí hậu nên Thanh Hóa có rất nhiều sản vật, đặc sản mang tính vùng miền độc đáo. Trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thanh Hóa luôn chú trọng bảo đảm chất lượng sản phẩm gắn với lợi thế bản địa, từ đó thúc đẩy kết nối thị trường, tạo sự phát triển bền vững cho từng sản phẩm.
Cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa).
Với mục tiêu phát triển kinh tế vùng nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị cho các sản phẩm thế mạnh, ngay từ khi triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã xác định phải đặc biệt coi trọng yếu tố chất lượng sản phẩm gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế và cả nét văn hóa, phong tục tập quán sản xuất của người dân các địa phương. Sau hơn 5 năm triển khai, toàn tỉnh đã có 479 sản phẩm OCOP, trở thành một trong những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP dẫn đầu cả nước. Cùng với đó, mỗi địa phương, chủ thể sản xuất luôn chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành nên nhiều sản phẩm được thị trường đánh giá cao.
Trong thực hiện Chương trình OCOP, huyện Hoằng Hóa chú trọng ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, cá nhân. Cùng với đó, huyện luôn chú trọng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về OCOP; hỗ trợ giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP. Đồng thời, tập trung hỗ trợ kết nối thương mại để từng bước xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm OCOP. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP của huyện Hoằng Hóa đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, tiêu biểu như: nước mắm, mắm tôm Lê Gia; nước mắm bà Hảo; rượu sim rừng Bảo An, giò bò Thuật Yến, bánh gai Huy Thu, đông trùng hạ thảo Minh Trường...
Đến tháng 3/2024, Hoằng Hóa đã phát triển được 35 sản phẩm OCOP, trong đó có 32 sản phẩm đạt từ 3 sao, 2 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao. Bà Vũ Thị Mai, chủ cơ sở sản xuất nước mắm Tân Mai, xã Hoằng Phụ, chia sẻ: “Từ khi sản phẩm nước mắm cốt Tân Mai và một số sản phẩm nước mắm, mắm khác của làng nghề Khúc Phụ được gắn sao OCOP, bà con rất yên tâm gắn bó với nghề và chú trọng tới đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Hiện nay, các sản phẩm của làng nghề Khúc Phụ đã được tiêu thụ tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước và được xúc tiến thương mại ở nhiều chương trình quy mô lớn. Chứng nhận OCOP là một trong những trợ lực để người dân địa phương nâng cao thu nhập, yên tâm gìn giữ, gắn bó với nghề”.
Thực tế cho thấy, đa phần sản phẩm OCOP của tỉnh đều được phát triển ở quy mô nhỏ lẻ, chưa đủ tiềm lực để phát triển và đẩy mạnh hệ thống tiêu thụ. Do đó, trên cơ sở định hướng, hỗ trợ của tỉnh và sự chủ động đầu tư của các thành phần kinh tế, toàn tỉnh đã có khoảng 20 điểm, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đồng thời, các chủ thể đã chủ động đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Theo đó, có khoảng 95% sản phẩm OCOP được đưa lên giới thiệu và bán trên các sàn thương mại điện tử như postmart.vn, voso.vn, shopee, lazada, alibaba và các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok. Đặc biệt, với mục tiêu nâng tầm sản phẩm OCOP trên thị trường, các sở, ngành, địa phương đã thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện và nâng cấp sản phẩm đã có thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, học tập kinh nghiệm. Đồng thời, tập trung xây dựng các dự án liên kết chuỗi đối với các sản phẩm OCOP chủ lực, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm nói riêng và hệ sinh thái sản phẩm OCOP Thanh Hóa nói chung.
Ðể phát triển sản phẩm OCOP bền vững, trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chú trọng việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP, thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, thiết kế tem nhãn, bao bì, mã số, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm... Tăng cường hỗ trợ các cơ sở, chủ thể OCOP phát triển, hoàn thiện sản phẩm và chuẩn hóa hồ sơ, tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống kênh phân phối hiện đại, các hệ thống bán lẻ và các điểm phân phối. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông, tăng cường kết nối giao lưu tại các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh... Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP.
Lê Hòa
{name} - {time}
-
2025-01-14 08:00:00
[REVIEW OCOP] Cá thu nướng Quân Thuỷ - Thức quà từ biển cả
-
2025-01-12 10:36:00
Chế biến sâu để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
-
2024-03-19 07:00:00
[REVIEW OCOP] Viên nang Sâm Báo Triso - Sản phẩm từ dược liệu“vàng”
[REVIEW OCOP] Đậm đà hương vị tương làng Ái
[REVIEW OCOP] Tương cà chua Spico - Tươi ngon hương vị Việt
[REVIEW OCOP] Mật ong lên men tươi - Tinh tuý của núi rừng bản Thổ
[REVIEW OCOP] Lá xông cảm lạnh - Chăm sóc sức khoẻ từ sản phẩm thuần thảo mộc
[REVIEW OCOP] Hoa quả đóng hộp xứ Thanh chinh phục thị trường quốc tế
[REVIEW OCOP] Ống hút tre Thăng Thọ - Sản phẩm thân thiện với môi trường
Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của rừng
[REVIEW OCOP] Sứa biển Thảo Linh - Món ăn tươi ngon, thanh mát
Túi xách Bảo Hường - Thời trang xanh vì tương lai xanh