(Baothanhhoa.vn) - Về thăm bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư (Quan Sơn), chúng tôi được ông Hà Văn Nhượng, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Hậu cho biết: Bản Hậu phần lớn là người Thái. Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã chỉ đạo bản Hậu phát triển rừng gắn bảo vệ phên dậu Tổ quốc.

Phát huy nội lực, xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Quan Sơn

Về thăm bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư (Quan Sơn), chúng tôi được ông Hà Văn Nhượng, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Hậu cho biết: Bản Hậu phần lớn là người Thái. Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã chỉ đạo bản Hậu phát triển rừng gắn bảo vệ phên dậu Tổ quốc.

Phát huy nội lực, xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Quan SơnRừng luồng tại xã Na Mèo (Quan Sơn) được bảo vệ, chăm sóc đúng kỹ thuật, phát triển tốt. Ảnh: Thu Hòa

Đến đầu tháng 9/2024, bản Hậu đã trồng được 268ha vầu, 138ha luồng, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh. Do bảo vệ, chăm sóc đúng kỹ thuật, măng khỏe, mọc nhiều. Hầu hết các hộ dân trong bản đều có nguồn thu ổn định từ vầu và luồng, bình quân khoảng 20 triệu đồng/ha/năm. 130 hộ/tổng số 160 hộ của bản Hậu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nâng cao thu nhập. Cuộc sống của bà con dân bản khấm khá hơn, tin tưởng và ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng thành công bản NTM kiểu mẫu vào năm 2020.

Các đồng chí Lê Thế Anh, Bí thư Đảng ủy xã Tam Lư và đồng chí Lò Văn Huyến, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, chia sẻ thêm: Công tác tuyên truyền, vận động đã có hiệu quả, cán bộ và Nhân dân trong xã nhận thức rõ cơ chế vận hành của Chương trình XDNTM là dân làm, dân hưởng thụ, lấy sức dân để lo cho dân. Không những đã khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại mà còn tích cực học hỏi, tham quan, chủ động xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi dưới tán rừng cho thu nhập khá cao. Người dân đã có ý thức chủ động trong công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Xã Tam Lư hiện có hơn 2.082ha rừng vầu, 1.600ha rừng luồng phát triển tốt. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn xã có 15 cơ sở chế biến lâm sản, không những thu mua nguyên liệu cho người dân mà còn giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho gần 200 lao động trực tiếp và 600 lao động gián tiếp. Năm 2023, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt gần 20,5 tỷ đồng. Tổng đàn gia súc phát triển với 306 con trâu, bò; 1.330 con lợn, dê và hàng chục ngàn con gia cầm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 của xã đạt 30,5 triệu đồng. Tam Lư là xã đầu tiên của huyện Quan Sơn và là xã biên giới thuộc Chương trình 135 đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa hoàn thành XDNTM vào năm 2018. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt; an ninh trật tự xã hội được giữ vững, ổn định.

Hiện nay, huyện Quan Sơn và xã Tam Lư đã và đang tập trung nguồn lực để xã sớm hoàn thành XDNTM nâng cao. Nhiều dự án hạ tầng đã thực hiện xong các bước chuẩn bị đầu tư, đang khẩn trương khởi công trong quý 3 năm 2024 như dự án xây cầu cứng qua sông Lò (tại bản Hậu); dự án nâng cấp đường từ Quốc lộ 217 đi các xã: Tam Lư, Tam Thanh; dự án đường giao thông từ bản Hậu đi bản Tình (xã Tam Lư). Ngoài ra, nhiều dự án đường giao thông liên bản, nội bản, công trình nước sinh hoạt tập trung... đang khẩn trương triển khai thực hiện.

Phong trào thực hiện nếp sống văn hóa, phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường, tích cực xây dựng hàng rào xanh, phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng địa bàn không có tội phạm và tệ nạn ma túy... ngày càng lan tỏa. Xã Tam Lư đã được công nhận xã sạch về tội phạm và tệ nạn ma túy; đã xây dựng thành công 2 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Nhân dân đồng thuận tự nguyện hiến đất mở rộng đường giao thông. Hiện nay, xã đã đạt 9/19 tiêu chí NTM nâng cao. Tam Lư phấn đấu về đích NTM nâng cao trước tháng 6 năm 2025. Xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại ứng dụng công nghệ cao với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, phát triển nông thôn theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM, cấp ủy, chính quyền huyện Quan Sơn đã tập trung tuyên truyền để cán bộ và Nhân dân trên địa bàn nhận thức rõ cơ chế vận hành của chương trình XDNTM là dân biết, dân làm, dân hưởng thụ, lấy sức dân để lo cho dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo và hỗ trợ thực hiện. Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện luôn sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, động viên các xã chủ động khắc phục khó khăn, huy động mọi nguồn lực XDNTM. Được sự quan tâm, động viên, hỗ trợ kịp thời thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ, lồng ghép các chương trình, dự án của các cấp, ban, ngành đã giúp bà con trong bản làm đường giao thông, cải thiện vệ sinh môi trường, xóa nhà tranh, tre dột nát; hỗ trợ bò, lợn, gà giống giúp bà con phát triển sản xuất... Không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất, Huyện ủy, UBND huyện còn cử cán bộ về “cắm bản” cùng ăn, cùng ở để trực tiếp vận động, cầm tay chỉ việc người dân phát triển chăn nuôi, mở rộng diện tích trồng vầu, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu, bảo vệ môi trường, tạo không gian thông thoáng, cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần XDNTM cho huyện vùng cao Quan Sơn.

XDNTM phải huy động lồng ghép tất cả các nguồn lực. Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh, huyện, thu hút từ doanh nghiệp thì nguồn vốn đối ứng của địa phương đóng vai trò chủ đạo. Tổng số vốn huy động XDNTM từ năm 2021 đến tháng 9/2024 toàn huyện đạt 604 tỷ 846 triệu đồng; trong đó, ngân sách Trung ương 76 tỷ 938 triệu đồng; ngân sách tỉnh 9 tỷ 550 triệu đồng; ngân sách huyện 930 triệu đồng; ngân sách xã 1 tỷ 200 triệu đồng. Số vốn còn lại là lồng ghép từ các chương trình, dự án, Nhân dân đóng góp, vốn đầu tư của doanh nghiệp, HTX vay tín dụng.

Từ nguồn vốn huy động, huyện, các xã, Nhân dân đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, như: giao thông, hệ thống điện, thủy lợi, nhà văn hóa, nhà ở...; đầu tư phát triển sản xuất. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Quan Sơn đã được đầu tư xây dựng, tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn miền núi, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống người dân.

Huyện Quan Sơn đã cơ cấu lại ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và xác định các lĩnh vực mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực, có lợi thế và tiềm năng phát triển nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tập trung chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao gắn xây dựng sản phẩm OCOP.

Một số mô hình sản xuất nông nghiệp bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, điển hình như nuôi cá tầm ở xã Sơn Điện, mô hình nuôi cá lồng, gia cầm xã Trung Xuân, nuôi vịt xã Sơn Hà... Huyện đang triển khai sản xuất mô hình trồng khoai mán tại xã Na Mèo, để đánh giá hiệu quả, nhân ra diện rộng. Hiện nay, huyện Quan Sơn đã có 2/11 xã về đích NTM; 57/83 bản đạt chuẩn NTM; 9 bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Toàn huyện đã có 9 sản phẩm OCOP 3 sao.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn Lê Hồng Quang, khẳng định “Huyện Quan Sơn đã và đang tập trung dồn lực để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nghị quyết chuyên đề, nhằm cụ thể hóa các chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025. Giai đoạn 2023-2025, huyện Quan Sơn xác định đẩy mạnh XDNTM gắn với thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Trong đó, huyện đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp, từ nay đến giữa năm 2025, Quan Sơn phấn đấu thực hiện mục tiêu có 1 xã về đích NTM nâng cao (xã Tam Lư), 1 xã về đích NTM (xã Mường Mìn), 4 bản về đích NTM. Phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế XDNTM trong giai đoạn vừa qua, đi sâu vào chất lượng, tiếp tục xác định lấy thôn, bản là đơn vị hạt nhân trong XDNTM gắn với nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM bền vững, hiệu quả, tiến tới xây dựng thôn, bản kiểu mẫu, khơi dậy nội lực toàn dân, toàn hệ thống chính trị thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị quan trọng này, góp phần xây dựng Quan Sơn sớm trở thành huyện khá của khu vực miền núi”.

Thùy Dương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]