(Baothanhhoa.vn) - Ngày Pháp luật Việt Nam (9-11) hằng năm là dịp để mỗi tổ chức, cá nhân nhìn nhận, kiểm điểm lại ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của mình, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp hơn.

Thượng tôn pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam (9-11) hằng năm là dịp để mỗi tổ chức, cá nhân nhìn nhận, kiểm điểm lại ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của mình, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp hơn.

Thượng tôn pháp luật

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Cách đây 10 năm, Ngày Pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012. Việc đề xuất Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm góp phần tăng cường giáo dục, đề cao ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật cho mọi người, qua đó xây dựng văn hóa pháp lý trong toàn xã hội.

Cuộc sống với sự vận động, phát triển, đồng thời cũng hàm chứa cả những tranh chấp, xung đột và yếu tố rủi ro. Để cuộc sống diễn ra bình thường đòi hỏi mỗi tổ chức, cá nhân phải lấy pháp luật làm trung tâm, một chuẩn mực để điều chỉnh hành vi, việc làm của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được đầy đủ giá trị của pháp luật trong cuộc sống thường nhật, bởi nhiều người còn làm theo cảm tính. Căn bệnh thờ ơ với quy định của pháp luật, và chỉ khi gặp các tình huống pháp luật mới tìm đến sự trợ giúp pháp lý vẫn còn ở nhiều người. Bởi sự thờ ơ đó, mà xung đột trong cuộc sống còn diễn biến phức tạp, nhiều người đã phải trả giá đắt.

Thượng tôn pháp luật để pháp luật góp phần điều chỉnh, giữ gìn các giá trị, chuẩn mực cuộc sống là điều vô cùng cần thiết khi mà xã hội ngày càng phát triển, mâu thuẫn trong đời sống xã hội ngày càng nhiều hơn. Càng không thể để tình trạng pháp luật khi soạn thảo thì rất hay, nhưng lại gặp khó khăn khi triển khai vào cuộc sống.

Để khắc phục tình trạng này cần phải tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, với phương châm lấy người dân là trung tâm và chủ thể của quá trình xây dựng; theo hướng truyền thông chính thống có nhiệm vụ định hướng, dẫn dắt dư luận, nhất là đối với giới trẻ. Cùng với đó phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức trong học tập, tìm hiểu pháp luật, đặc biệt là chấp hành pháp luật như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 diễn ra mới đây.

Cùng với phổ biến, giáo dục pháp luật, phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều bị phát hiện, xử lý kịp thời, công bằng, nghiêm minh, nhất quán và công khai, minh bạch, để tăng cường tính răn đe mọi người dân tuân thủ, làm theo Hiến pháp và pháp luật. Mục tiêu đặt ra, đó là tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật phải trở thành chuẩn mực thực thi, tuân thủ và văn hóa trong xã hội. Có như thế mới phát huy được hết giá trị của các quy định pháp luật, từ đó góp phần vào việc giữ gìn, thúc đẩy xã hội phát triển.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]